Tối 11-10, tại Hà Nội, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng T.Ư tổ chức lễ phát động phong trào thi đua với chủ đề “Doanh nghiệp Việt Nam phát triển và hội nhập”; trao tặng Danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2016.

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao cúp Thánh Gióng tặng các doanh nhân tiêu biểu.

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng T.Ư dự và phát động phong trào thi đua. Tới dự, có các đồng chí: Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam; Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch nước; nhiều đồng chí lãnh đạo các ban, bộ, ngành T.Ư và TP Hà Nội.

Báo cáo tại buổi lễ nêu rõ, thực hiện chủ đề "Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, thời gian qua, doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã tích cực tham gia nhiều phong trào thi đua trong mọi lĩnh vực, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội. Bên cạnh đó, cộng đồng DN Việt Nam tích cực đẩy nhanh cổ phần hóa DN nhà nước, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập.

Phát biểu ý kiến phát động phong trào thi đua, thay mặt Chính phủ và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng T.Ư, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: Hiện nay, Việt Nam có gần 600 nghìn DN đang hoạt động, riêng chín tháng qua, có hơn 91 nghìn DN mới thành lập. Đây là tín hiệu đáng mừng, thể hiện chủ trương cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, phát triển DN của Chính phủ đã từng bước đi vào cuộc sống, tạo được niềm tin trong kinh doanh, để phấn đấu đến năm 2020 cả nước có hơn một triệu DN, với chất lượng hoạt động được cải thiện mạnh mẽ.

Thủ tướng cho biết, Chính phủ đang quyết liệt tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, không thể tiếp tục tư duy cách làm cũ, chỉ phát triển dựa trên khai thác tài nguyên thiên nhiên, hay lao động giá rẻ. Thủ tướng đề nghị, các bộ, ngành, địa phương trong cả nước thực hiện “Ba đồng hành, Năm hỗ trợ” đối với DN. Trong đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh; đồng hành trong hoàn thiện thể chế, pháp luật trong các lĩnh vực; bảo đảm công khai, minh bạch, giảm chi phí cho người dân, DN; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của DN. Thực hiện tốt cơ chế đối thoại, tham vấn ý kiến của DN, nhất là trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, phát triển kinh tế vùng và địa phương. Bên cạnh đó, hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo môi trường thuận lợi, bảo đảm quyền kinh doanh bình đẳng, tiếp cận nguồn lực và cơ hội, xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với DN; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DN.

Thủ tướng nhấn mạnh, các bộ, ban, ngành, địa phương và hội đồng thi đua - khen thưởng các cấp tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, tôn vinh, nhân rộng các DN, doanh nhân tiêu biểu, có cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, có đóng góp lớn cho xã hội. Mỗi DN, doanh nhân phát huy tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc, chung sức, đồng lòng, đoàn kết, thể hiện bản lĩnh chính trị, trí tuệ, tập hợp sức mạnh thời đại của cộng đồng DN Việt Nam, nỗ lực vượt qua các khó khăn thách thức, tiếp tục khởi nghiệp và phát triển bền vững, làm giàu cho chính mình, vì sự lớn mạnh của cộng đồng DN, vì sự thịnh vượng của đất nước trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.

Tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao Danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2016 và cúp Thánh Gióng tặng 100 doanh nhân tiêu biểu trong phát triển và hội nhập quốc tế.

Trước đó, sáng cùng ngày, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Diễn đàn Doanh nhân Việt Nam 2016 với chủ đề "Doanh nghiệp Việt Nam vươn tới chuẩn mực toàn cầu". Diễn đàn là cơ hội DN gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, phát triển và khuyến khích, cổ vũ các DN Việt Nam hướng tới những chuẩn mực quốc tế. Tại diễn đàn, các diễn giả cũng chia sẻ về các giải pháp tăng cường tính cạnh tranh của DN trong các hoạt động mua bán, sáp nhập, phát triển DN với nền kinh tế xanh,... nhằm giúp các DN phát triển một cách bền vững trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Ngày 11-10, tại Đà Nẵng, Liên đoàn Lao động thành phố tổ chức lễ tôn vinh "Doanh nghiệp chăm lo tốt đời sống người lao động” năm 2016.

Ban tổ chức đã biểu dương 42 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Thời gian qua những doanh nghiệp này đã gắn kết, phối hợp các cấp công đoàn, thực hiện tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công nhân lao động, như: bảo đảm việc làm, thực hiện tốt quy định về tiền lương, tiền thưởng, ký hợp đồng lao động, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… Nhiều doanh nghiệp chủ động chia sẻ khó khăn, cải thiện bữa ăn ca, hỗ trợ tiền điện, tiền nhà trọ, tăng tiền thưởng, bảo đảm môi trường làm việc an toàn...

 

                                                                           Theonhandan

Các tin khác

Không có hình ảnh

Trở ngại về đích nông thôn mới ở xã Phú Minh

(HBĐT) - Theo đồng chí Nguyễn Trọng Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Minh (Kỳ Sơn): Mặc dù có những thuận lợi hơn so với các địa phương khác trong tỉnh về điều kiện cơ sở hạ tầng nhưng xã Phú Minh vẫn vấp phải không ít khó khăn để về đích đúng lộ trình vào năm 2020.

Huyện Kim Bôi coi trọng phát triển kinh tế tập thể

(HBĐT) - Phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là các HTX được huyện Kim Bôi đặc biệt coi trọng. Qua đánh giá, các HTX hoạt động đã tạo việc làm và thu nhập cho lao động trên địa bàn. Đây là những địa điểm tin cậy để chuyển giao KH-KT vào sản xuất, nhân dân tiêu thụ sản phẩm ổn định. HTX được thành lập và hoạt động hiệu quả là một tiêu chí trong xây dựng NTM. Một số HTX đã mạnh dạn áp dụng KH-KT vào sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Huyện Kim Bôi chuyển giao KH -KT cho 5.202 lượt người

(HBĐT) - Theo Trạm KN -KL huyện Kim Bôi, 9 tháng qua, Trạm đã phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức 148 lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh lúa, hoa màu, cây ăn quả và kỹ thuật chăn nuôi cho 5.202 lượt người.

Huyện Lương Sơn được phân bổ trên 27 tỷ đồng nguồn vốn xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Năm 2016, huyện Lương Sơn được phân bổ trên 27 tỷ đồng nguồn vốn xây dựng nông thôn mới, trong đó: vốn đầu tư 7, 8 tỷ đồng; vốn trái phiếu Chính phủ 17, 2 tỷ đồng; vốn sự nghiệp gần 1, 7 tỷ đồng; vốn sự nghiệp nông nghiệp 720 triệu đồng.

9 tháng, tổng sản lượng thủy sản đạt 4, 9 nghìn tấn

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của Sở NN &PTNT, thực hiện chủ trương tái cơ cấu lĩnh vực thủy sản, từ đầu năm đến nay, hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi trên các hồ thủy lợi và nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình phát triển mạnh. Hiện tại, toàn tỉnh có 2, 8 nghìn ha nuôi trồng thủy sản, 3.850 lồng nuôi cá. 9 tháng qua, tổng sản lượng thủy sản đạt 4, 9 nghìn tấn, trong đó nuôi trồng 3, 7 nghìn tấn, khai thác 1, 2 nghìn tấn.

Phát huy các nguồn lực hướng tới xây dựng thành phố Hòa Bình thành đô thị loại II

(HBĐT) - Trải qua chặng đường lịch sử 120 năm (1896 - 2016) xây dựng và phát triển với nhiều gian khổ, khó khăn, thách thức nhưng tinh thần chiến đấu quật cường, đoàn kết, hăng say lao động sản xuất của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các tộc TP Hòa Bình vẫn được lưu truyền và phát huy. Sự thay đổi mạnh mẽ trong diện mạo và nhịp sống ở TP Hòa Bình là minh chứng rõ nét và sinh động nhất cho truyền thống đó. Trong hành trình hướng về tương lai, TP Hòa Bình đang vươn mình mạnh mẽ, nắm bắt thời cơ, vận hội mới, tập trung mọi nguồn lực quyết tâm xây dựng thành phố trở thành đô thị loại II vào năm 2020. Xứng tầm là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục