(HBĐT) - Trong thời điểm kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh, nhìn lại lĩnh vực công nghiệp của tỉnh đã có bước tiến mạnh mẽ. Trong những ngày này, có mặt tại KCN Lương Sơn mới thấy những kết quả phát triển công nghiệp của tỉnh. KCN Lương Sơn là điểm nhấn trong phát triển công nghiệp của tỉnh ta trong hơn chục năm trở lại đây. Hàng ngày, trên 10.000 công nhân hối hả ra, vào ca. Hiện tại, KCN Lương Sơn đã thu hút được 28 dự án đầu tư, trong đó có 13 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 232,7 triệu USD và 15 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký hơn 2.700 tỷ đồng, diện tích đất đã cho nhà đầu tư thuê chiếm 82% diện tích đất thương phẩm.

 

Hiện nay, KCN Lương Sơn đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, tạo việc làm cho hơn 10.000 lao động

 

Sản phẩm cháo sen Bát Bảo của Công ty TNHH Minh Trung Hoà Bình với gần 100 lao động say sưa làm việc bên dây chuyền khép kín, hiện đại. Theo Giám đốc Vi Hoàng Yến, Công ty hiện là đầu mối thu mua, sơ chế các mặt hàng nông sản khu vực miền Bắc với thương hiệu “Cháo Sen Bát Bảo” nổi tiếng, cung ứng các sản phẩm cháo đóng lon ăn liền tiện ích tới đông đảo người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang thị trường thế giới. Nhà máy thu mua, tiêu thụ các mặt hàng nông sản như: ngô nếp, quả sấu, gấc tươi, ý dĩ, hạt sen, nhãn tươi, nếp cẩm, các loại đậu...

 

Được biết, với sự tăng trưởng sản phẩm trong những năm qua, trong thời gian tới, Công ty TNHH Minh Trung Hoà Bình sẽ cho ra đời sản phẩm mới mang đặc trưng của sản vật tỉnh Hoà Bình, đồng thời, phù hợp hơn với thị hiếu khách hàng trong và ngoài nước.

 

Nhìn lại thời gian tái lập tỉnh Hoà Bình (năm 1991) sẽ thấy rõ hơn sự phát triển ngày hôm nay. Ngày đó, khi các nhà máy, xí nghiệp phục vụ xây dựng thuỷ điện Hòa Bình với hàng vạn công nhân rút đi, nền công nghiệp tỉnh ta vẻn vẹn vài cơ sở sản xuất. Ngoài thuỷ điện Hoà Bình, sản phẩm công nghiệp chủ yếu tập trung vào xi măng, mía đường, nhà máy bia, nước khoáng... cùng vài ba doanh nghiệp may mặc nhỏ. Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh những năm đó tối đa cũng chỉ đạt vài trăm tỷ đồng mỗi năm.

 

Còn hiện nay, tính đến nay, toàn tỉnh đã có 428 dự án, trong đó có 31 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 470 triệu USD, đăng ký sử dụng gần 670 ha đất và 397 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 42.521 tỷ đồng, đăng ký sử dụng hơn 36.000 ha. Đáng chú ý, trên địa bàn tỉnh đã quy hoạch 8 khu công nghiệp với diện tích phê duyệt 1.672 ha cùng 18 cụm công nghiệp đã được quy hoạch với diện tích 474,6 ha. Tính đến tháng 6/2016, toàn tỉnh đã có 63 dự án đầu tư trong các KCN, trong đó có 18 dự án FDI và 45 dự án đi vào hoạt động.

 

Do có những chính sách thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp, trong 9 tháng năm 2016, công nghiệp Hoà Bình bứt phá ấn tượng với giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 18.000 tỷ đồng, tăng trên 15% so cùng kỳ, thực hiện 78,56% kế hoạch năm. Chỉ số giá công nghiệp ước tăng 9,45% so với cùng kỳ, trong đó, tăng trưởng tập trung vào các sản phẩm: sản xuất điện tăng 9,23%; điện thương phẩm tăng 24,42%; may mặc tăng 15,92%; gạch xây dựng tăng 27% và xi măng tăng 26,75%. 

 

Theo ông Vũ Mai Hồ, Giám đốc Sở Công Thương, trong nhiều năm qua, tỉnh ta tập trung xây dựng và triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách, chương trình hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp có lợi thế theo hướng đảm bảo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi và có chi phí kinh doanh thấp... Bên cạnh đó, tỉnh đã và đang tập trung hỗ trợ  về xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, hỗ trợ về công tác    xúc tiến đầu tư, thiết kế sản phẩm, lựa chọn và chuyển giao công nghệ cũng như đào tạo nguồn nhân lực...

 

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra mục tiêu phát triển công nghiệp giai đoạn 2015 - 2020. Trong đó, xác định đến năm 2020, tỷ trọng công nghiệp tỉnh ta chiếm khoảng 57,8% trong cơ cấu kinh tế; kim ngạch xuất, nhập khẩu gấp 3,5 lần so với năm 2015 (khoảng 910 triệu USD). Nghị quyết cũng nêu rõ phát triển công nghiệp có vai trò động lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Đồng thời xây dựng các giải pháp quan trọng nhằm đạt được mục tiêu đề ra, như cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, tái cơ cấu ngành công nghiệp tập trung vào những lĩnh vực ưu tiên, phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp cùng nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực...

 

Đặc biệt, tỉnh sẽ tập trung vào đầu tư đồng bộ hạ tầng 5 KCN, bao gồm: Lương Sơn, bờ trái sông Đà; Mông Hóa; Lạc Thịnh; Yên Quang. Song song với đó là 7 cụm công nghiệp cũng được chú trọng dành nguồn lực đầu tư, như: Chiềng Châu; Đông Lai - Thanh Hối; Phú Thành; Phú Thành II, Hòa Sơn; Khoang U; Đồng Tâm.

 

                                                                              

                                                                         Hồng Trung

 

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 2.420 tỷ đồng

(HBĐT) - Tổng thu NSNN trên địa bàn 10 tháng qua ước đạt 2.420 tỷ đồng, bằng 95% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 84% so với Nghị quyết HĐND tỉnh. Trong đó, thu cân đối ngân sách ước đạt 2.355 tỷ đồng; thu xuất, nhập khẩu 40 tỷ đồng; thu quản lý qua NSNN thực hiện 25 tỷ đồng. Thu ngân sách địa phương ước đạt 7.351 tỷ đồng, bằng 98% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 94% so với Nghị quyết HĐND tỉnh.

Hơn 410 tỷ đồng phát triển nông thôn đa mục tiêu huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Sáng 9/11, tại xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, Ban quản lý dự án phát triển nông thôn đa mục tiêu huyện Đà Bắc đã tổ chức khởi công dự án. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Khánh, UVTV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở KH&ĐT, huyện Đà Bắc và đông đảo cán bộ, nhân dân trong huyện.

Khai trương Điểm bán hàng Việt “Tự hào hàng Việt Nam”

(HBĐT) - Ngày 8/11, tại xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn), Sở Công Thương đã tổ chức khai trương Điểm bán hàng Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”. Đây là mô hình thí điểm nằm trong chương trình hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam cố định và bền vững thuộc danh mục của Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 – 2020.

Huyện Lương Sơn phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

(HBĐT) - Canh tác hữu cơ hiện nay đang được nông dân trên địa bàn huyện Lương Sơn quan tâm trong bối cảnh thực phẩm không an toàn tràn lan trên thị trường. Người nông dân cũng bị ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe khi hàng ngày, hàng giờ họ phải tiếp xúc với phân bón và thuốc trừ sâu hóa học cho cây trồng.

Nuôi ong lấy mật - hướng đi tiềm năng ở xã Hợp Đồng

(HBĐT) - Vài năm trở lại đây, tận dụng điều kiện tự nhiên, một số hộ dân ở xã Hợp Đồng (Kim Bôi) phát triển mô hình nuôi ong lấy mật đem lại nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, hiện mô hình này chưa được nhân rộng tương xứng với tiềm năng.

Thực hiện phong trào thi đua “Tỉnh Hòa Bình chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020”

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 117/KH-UBND về tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Tỉnh Hòa Bình chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục