(HBĐT) - Nhiều năm trước cây chanh đào được người dân huyện Cao Phong chọn làm trồng cây “bờ rào”. Bởi cây có giá trị kinh tế không cao, điều kiện chăm sóc đơn giản hơn cây cam, quýt và có nhiều gai. Tuy nhiên, từ vụ chanh năm 2012, giá chanh tăng đột biến bởi quả chanh đào được sử dụng ngâm làm thuốc chữa bệnh. Từ một vài nghìn đồng một kg lên đến 50.000 - 60.000 đồng /kg. Trước hiệu quả kinh tế của cây chanh đào, nhiều hộ đầu tư mở rộng diện tích, bỏ ra diện tích lớn để trồng chứ không trồng để làm bờ rào như trước. Tuy chưa có thống kê đầy đủ về diện tích trồng chanh ở Cao Phong cũng như các huyện khác trong tỉnh nhưng diện tích và sản lượng hiện nay không hề nhỏ.
Anh Ngô Văn Thắng, khu 1, thị trấn Cao Phong cho biết: Nhà tôi có vài nghìn mét đất nhận khoán của Công ty TNHH MTV Cao Phong. Do đất không đẹp lại thấy cây chanh dễ chăm sóc, thu hoạch cao nên quyết định trồng. Mấy năm đầu thu hoạch năm nào cũng được vài tấn với giá trên 20.000 đồng /kg trở lên, thu được hơn 100 triệu đồng. Có thời điểm giá trên 50.000 đồng /kg. Tuy nhiên, từ năm ngoái đến nay, giá chanh giảm mạnh do lượng chanh nhiều mà người mua chỉ tiêu thụ mức độ. Như năm ngoái tổng kết bán hết vườn chỉ được vài chục triệu đồng, đủ chi phí tiền phân bón thuốc sâu không có công. Năm nay, giá chanh còn thảm hại hơn. Đầu vụ còn được trên 10.000 đồng /kg nhưng lúc đó quả chín lác đác. Vào chính vụ, giá chỉ còn 5.000 - 6.000 đồng /kg, đó là giá chanh đẹp. Còn những quả xấu chỉ bán được 3.000 - 4.000 đồng /kg. Với giá như thế, thuê người hái thì thu nhập của mình chẳng còn được bao nhiêu. Không như giống chanh trắng, chanh đào chín không cắt là rụng. Nhiều vườn để rụng đỏ gốc.
Hiện còn nhiều diện tích chanh đào ở huyện Cao Phong chưa được thu hoạch dù đã hết vụ. ảnh chụp tại khu 2, thị trấn Cao Phong.
Vườn gia đình chị Lê Thị Mai ở khu 4, thị trấn Cao Phong có gần 4.000 m2, ngoài cây cam, chị trồng gần 400 cây chanh ở bờ rào và diện tích trên cao. Năm 2014, cây chanh đã cho thu nhập vài chục triệu đồng. Năm ngoái, vườn chanh giá xuống thấp nhưng cũng được trên 10.000 đồng /kg. Năm nay, giá chanh rẻ, công thu hoạch vất vả nên chị chờ cuối vụ hy vọng giá sẽ tăng. Tuy nhiên, hiện nay, giá tại vườn chỉ được 8.000 đồng /kg không muốn cắt. Chị cho biết: Tuy giá năm nay xuống thấp nhưng vẫn có người thu mua. Họ mua số lượng lớn về chế biến làm tinh dầu. Với giá như bây giờ, hiệu quả kinh tế của cây chanh đào không lãi nhưng cây trồng được hơn 3 năm, đang trong thời kỳ thu hoạch, chặt bỏ cũng tiếc.
Qua khảo sát được biết, hiện nay, số lượng chanh đào còn khá nhiều. Nhiều gia đình không thu hoạch chờ giá tăng hoặc không muốn thu hoạch vì giá thấp không bù đắp nổi chi phí đầu tư. Tuy nhiên, diện tích chanh mới trồng chưa cho thu hoạch khá lớn. 1-2 năm nữa, sản lượng tăng nhiều không biết sẽ tiêu thụ thế nào. Người trồng chanh đào hoang mang chưa biết bỏ hay để. Do vậy, để phát huy hiệu quả cây trồng, thiết nghĩ người dân, các cấp chính quyền cần định hướng quy hoạch vùng trồng phù hợp, đảm bảo cho cây trồng có đầu ra ổn định. Nếu không câu chuyện được mùa, mất giá sẽ là bài toán muôn thủa và người chịu thiệt thòi chính là người dân.
Việt Lâm
(HBĐT) - Tối 20/11, UBND huyện Cao Phong chủ trì phối hợp với Sở NN&PTNT và công ty TNHH Du lịch quốc tế TCI tổ chức bế mạc Lễ hội cam Cao Phong lần thứ 2 và
(HBĐT) - Ngày 22/6/1886, thực dân Pháp lập tỉnh Mường (sau đổi thành tỉnh Hòa Bình) gồm 4 phủ: Vàng An, Lương Sơn, Chợ Bờ và phủ Lạc Sơn gồm cả phần đất huyện Lạc Thủy, Yên Thủy, Tân Lạc và là đơn vị hành chính lớn nhất của tỉnh Mường lúc bấy giờ.
(HBĐT) - Là huyện miền núi có xuất phát điểm thấp, năm 1993, thu nhập bình quân đầu người của huyện Lạc Sơn đạt 700.000 đồng; năm 2000 đạt hơn 2 triệu đồng. Có những giai đoạn, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện trên 50%. Tuy nhiên, hiện nay, Lạc Sơn đã khoác lên mình diện mạo mới. Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt trên 20 triệu đồng, tăng hơn 12 triệu đồng so với năm 2010, đạt 133,3% Nghị quyết Đại hội Đảng bộ đề ra; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 19,5%. Kết quả này thể hiện sự nỗ lực, phấn đấu, vượt khó của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Lạc Sơn. Đại hội lần thứ XXV Đảng bộ huyện Lạc Sơn xác định: “Khai thác có hiệu quả các tiềm năng, huy động tối đa các nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, bền vững gắn với giải quyết việc làm, XĐ-GN, đảm bảo an sinh xã hội”. Đó là những bước đột phá trong phát triển KT-XH của huyện Lạc Sơn những năm qua và những năm tiếp theo.
(HBĐT) - Cùng với sự hình thành và phát triển của huyện Lạc Sơn, năm 1956, xã Vũ Lâm chính thức được thành lập. Trải qua 60 năm xây dựng, bằng mồ hôi và công sức của mình, nhân dân các dân tộc xã Vũ Lâm đã viết nên những trang sử vẻ vang góp phần tô thắm thêm truyền thống oanh liệt của quê hương cách mạng Mường Vang, là “Đơn vị anh hùng LLVT nhân dân” trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, nhân dân Vũ Lâm không ngừng nỗ lực phấn đấu để trở thành xã đầu tiên của huyện, xã thứ 4 của tỉnh về đích NTM vào năm 2015.
(HBĐT) - Trong nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước (NSNN) suốt từ những năm tái lập tỉnh đến nay, tỉnh ta nhìn chung được đánh giá có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Mặc dù kinh tế thế giới nhiều thời điểm suy thoái, tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta nói chung, tỉnh ta nói riêng nhưng vượt qua những khó khăn, thách thức, tình hình thu NSNN trên địa bàn vẫn đạt được những kết quả ấn tượng.
(HBĐT) - Những năm gần đây, Kim Bôi luôn là huyện có diện tích sản xuất vụ đông cao nhất so với các địa phương khác, chiếm khoảng 1/4 tổng diện tích gieo trồng cây vụ đông của toàn tỉnh. Tuy nhiên, để xây dựng nơi đây trở thành vùng sản xuất vụ đông có giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững, huyện Kim Bôi xác định cần vượt qua một số thách thức quan trọng - cũng chính là những thách thức chi phối hiệu quả thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương.