(HBĐT) - Theo báo cáo của BCĐ 800 TP Hòa Bình, tổng kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất từ nguồn vốn sự nghiệp chương trình xây dựng NTM 2 năm 2015 – 2016 của thành phố là 2.377, 49 triệu đồng, trong đó ngân sách T.ư 805 triệu đồng, ngân sách thành phố 574, 085 triệu đồng, nguồn dân góp 998, 405 triệu đồng.
Từ nguồn kinh phí đó, thành phố đã hỗ trợ xây dựng các mô hình phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn như: hỗ trợ giống cây nông nghiệp; hỗ trợ 9 con gia súc, 1.038 con gia cầm, 6.900 con cá giống…
Qua đánh giá, chương trình đã góp phần nâng cao thu nhập cho 40 hộ tham gia dự án, tạo việc làm, cải thiện đời sống, giảm nghèo bền vững cho các hộ. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất còn dàn trải, manh mún, nhỏ lẻ, chưa tập trung theo hướng liên kết sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ và tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Các mô hình chủ yếu tập trung vào chăn nuôi trâu, bò. Số lượng hộ được hưởng lợi không nhiều do nguồn vốn hạn chế, chu kỳ chăn nuôi kéo dài, khó đánh giá kết quả.
Đ.T
(HBĐT) - Cao Phong là đất cam. Cam có mặt trên đồng đất Cao Phong từ vài chục năm trước, từng là sản phẩm được xuất sang Liên Xô (cũ) và các nước Đông âu. Qua nhiều thăng trầm, có lúc cam Cao Phong phải núp bóng sản phẩm cùng loại. Đến nay, khi chất lượng ngày càng được khẳng định, các loại cam khác lại núp bóng cam Cao Phong để dễ tiêu thụ. Sau nhiều nỗ lực, vào cuối năm 2014, Cục Sở hữu trí tuệ cấp Chứng nhận Chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu cam Cao Phong.
(HBĐT) - Ngày 3/11/2016, Thủ tướng ban hành Quyết định số 50/2016/QĐ-TTg về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020.
(HBĐT) - Tối 20/11, UBND huyện Cao Phong chủ trì phối hợp với Sở NN&PTNT và công ty TNHH Du lịch quốc tế TCI tổ chức bế mạc Lễ hội cam Cao Phong lần thứ 2 và
(HBĐT) - Ngày 22/6/1886, thực dân Pháp lập tỉnh Mường (sau đổi thành tỉnh Hòa Bình) gồm 4 phủ: Vàng An, Lương Sơn, Chợ Bờ và phủ Lạc Sơn gồm cả phần đất huyện Lạc Thủy, Yên Thủy, Tân Lạc và là đơn vị hành chính lớn nhất của tỉnh Mường lúc bấy giờ.
(HBĐT) - Là huyện miền núi có xuất phát điểm thấp, năm 1993, thu nhập bình quân đầu người của huyện Lạc Sơn đạt 700.000 đồng; năm 2000 đạt hơn 2 triệu đồng. Có những giai đoạn, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện trên 50%. Tuy nhiên, hiện nay, Lạc Sơn đã khoác lên mình diện mạo mới. Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt trên 20 triệu đồng, tăng hơn 12 triệu đồng so với năm 2010, đạt 133,3% Nghị quyết Đại hội Đảng bộ đề ra; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 19,5%. Kết quả này thể hiện sự nỗ lực, phấn đấu, vượt khó của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Lạc Sơn. Đại hội lần thứ XXV Đảng bộ huyện Lạc Sơn xác định: “Khai thác có hiệu quả các tiềm năng, huy động tối đa các nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, bền vững gắn với giải quyết việc làm, XĐ-GN, đảm bảo an sinh xã hội”. Đó là những bước đột phá trong phát triển KT-XH của huyện Lạc Sơn những năm qua và những năm tiếp theo.
(HBĐT) - Cùng với sự hình thành và phát triển của huyện Lạc Sơn, năm 1956, xã Vũ Lâm chính thức được thành lập. Trải qua 60 năm xây dựng, bằng mồ hôi và công sức của mình, nhân dân các dân tộc xã Vũ Lâm đã viết nên những trang sử vẻ vang góp phần tô thắm thêm truyền thống oanh liệt của quê hương cách mạng Mường Vang, là “Đơn vị anh hùng LLVT nhân dân” trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, nhân dân Vũ Lâm không ngừng nỗ lực phấn đấu để trở thành xã đầu tiên của huyện, xã thứ 4 của tỉnh về đích NTM vào năm 2015.