(HBĐT) - 392 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) hiện đang tồn ở UBND xã Đồng Chum (Đà Bắc) là con số phản ánh hệ quả của việc giao đất, giao rừng cho người dân theo Quyết định số 672, ngày 26/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ bị sai lệch vị trí, diện tích lô, khoảnh so với GCNQSDĐ đã giao cho các hộ dân được cấp theo Nghị định số 02/1994/NĐ-CP, ngày 15/1/1994 của Chính phủ đã ban hành. Việc giao đất rừng chồng chéo đã và đang gây bức xúc trong nhân dân từ nhiều năm nay.
Lãnh đạo UBND xã Đồng Chum (Đà Bắc) cùng cán bộ địa chính xã kiểm tra, rà soát lại vị trí, diện tích lô, khoảnh bị sai lệch theo Nghị định số 02 của Chính phủ với Quyết định số 672 của Thủ tướng Chính phủ.
Việc cấp đất ban đầu đã đảm bảo đúng quy định
Xã Đồng Chum (Đà Bắc) có 10 xóm, 776 hộ và 3.442 nhân khẩu, tổng diện tích tự nhiên là 5.612,6 ha. Trong đó, diện tích cấy lúa 50 ha, đất trồng màu 359,9 ha, đất lâm nghiệp 3.702,1 ha, đất rừng đặc dụng Phu Canh 1.500 ha. Đồng chí Xa Văn Tươi, Chủ tịch UBND xã Đồng Chum cho biết: Căn cứ theo Nghị định số 02 của Chính phủ ban hành “Bản quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp”, 355 hộ dân của 8 xóm thuộc xã Đồng Chum bắt đầu đăng ký nhận đất giao rừng vào tháng 11/1996 với tổng diện tích giao nhận 3.331,22 ha.
Theo Nghị định số 02 của Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền đã cấp 355 sổ, tương ứng với 355 hộ ở xã Đồng Chum. Cụ thể, xóm Mới 1 (38 sổ), Mới 2 (42 sổ), Chanh (9 sổ), Nà Lốc (45 sổ), Pà Chè (38 sổ), Cỏ Phụng (36 sổ), Hà (47 sổ), Nhạp (100 sổ). Trong đó có 40/100 sổ của 40/100 hộ dân thuộc xóm Nhạp (nay chia thành 2 xóm Nhạp 1 và Nhạp 2) có diện tích rừng đặc dụng Phu Canh nằm trong diện tích đất rừng được giao nhận. Những hộ dân đã nhận đất có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ rừng được trả thù lao hàng năm 163.000 đồng/ha/năm. Một số hộ dân ở xóm Pà Chè cũng tận dụng diện tích rừng được cấp để trồng mới keo góp phần cải thiện thu nhập. 12 năm kể từ khi giao đất đến trước năm 2008, người dân đều thực hiện tốt trách nhiệm của mình.
Vậy, đất chồng đất là do đâu?
Theo đồng chí Chủ tịch UBND xã, thực hiện Quyết định số 672 của Thủ tướng Chính phủ Về việc lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/10.000, xét duyệt cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp, năm 2008 có 446 GCNQSDĐ lâm nghiệp được cấp mới cho các hộ với tổng diện tích 5.002,1 ha. Tuy nhiên, có đến 70% bìa đất của người dân được cấp theo Quyết định số 672 bị sai lệch vị trí, diện tích lô, khoảnh so với sổ đất được cấp theo Nghị định số 02 và có 30% còn lại là đúng với diện tích đất được nhận ban đầu của người dân. Chính vì vậy, từ năm 2008 đến nay mới có 54 sổ đến tay người dân, còn 392 sổ vẫn tồn ở UBND xã do người dân chưa đến nhận sổ vì cho rằng sổ cấp mới không đúng với diện tích trên sổ cũ của họ.
Theo đồng chí Chủ tịch UNBD xã: “Việc không áp diện tích đất theo Nghị định số 02 đã giao cho người dân vào sổ mới theo Quyết định số 672 dẫn đến sai lệch vị trí và diện tích đất, có nhà tăng diện tích. Có nhà giảm diện tích dẫn đến việc người dân không đến nhận sổ và có nhiều ý kiến thắc mắc về vấn đề này”. Chúng tôi đến xóm Pà Chè thuộc bưa Kho Mít, trưởng xóm Lường Văn Tùng cho biết: “Một số hộ dân trong xóm bị sai lệch vị trí, diện tích lô, khoảnh lại có tài sản là keo trồng lâu năm trên diện tích sổ cũ, nay cấp sổ mới không đúng với diện tích ban đầu nên mất cả diện tích keo đã trồng như hộ các ông: Xa Văn Nở (3 ha), Vì Văn Yêu (4 ha), Xa Văn Điệm (3 ha), Xa Văn Lắn (3 ha). Về vấn đề đất rừng cấp mới bị sai vị trí và diện tích lô, khoảnh, trong các cuộc họp xóm, người dân có nhiều ý kiến khá gay gắt và đã gửi đơn lên UBND xã xem xét giải quyết. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn tồn đọng đến hôm nay, chúng tôi rất mong chính quyền các cấp nhanh chóng vào cuộc giải quyết dứt điểm tình trạng này”.
Bên cạnh đó, theo Nghị định số 02 của Chính phủ, trong tổng diện tích đất lâm nghiệp cấp cho người dân không có diện tích ba bưa bãi bằng để sản xuất là Pà ò, Kho Mít, Ca Lông. Năm 2001, các hộ dân có diện tích đất nằm trong các bưa sản xuất này đã được cấp sổ đất nông nghiệp chứng thực quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, sổ đất mới được cấp theo Quyết định số 672 lại lấy một số diện tích các bưa sản xuất này chuyển từ đất nông nghiệp sang đất lâm nghiệp. Theo thông tin cán bộ địa chính xã Đồng Chum cho biết: “Diện tích 3 bưa đất bằng để sản xuất nông nghiệp bị chuyển thành diện tích đất lâm nghiệp cụ thể là: Pà ò (9,9 ha), Kho Mít (34,86 ha), Ca Lông (26,11 ha). Việc chuyển đổi loại đất tại các khu sản xuất như vậy không phù hợp với thực tế điều kiện thổ nhưỡng và địa hình. Người dân mất đất sản xuất nông sản mà chủ yếu là trồng cây màu, diện tích tự nhiên để sản xuất cây lâm nghiệp gia tăng”. Ngoài ra, theo Quyết định số 672, diện tích rừng đặc dụng đã cấp cho các hộ dân xóm Nhạp 1, Nhạp 2 theo Nghị định số 02 sẽ bị thu hồi và chuyển sang cho Khu Bảo tồn thiên nhiên Pu Canh trực tiếp quản lý. Tuy nhiên, vấn đề này được người dân đồng thuận và không có kiến nghị.
Cần nhanh chóng giải quyết dứt điểm tình trạng này
Tại buổi làm việc ở xã Đồng Chum ngày 20/9/2016, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Bùi Văn Tỉnh đã có kết luận giải quyết vấn đề này và Tỉnh uỷ có văn bản chỉ đạo gửi đến xã và các cơ quan chức năng. Trong văn bản ghi rõ: “Chỉ đạo UBND huyện Đà Bắc phối hợp với Sở NN&PTNT, Sở TN&MT tổ chức kiểm kê, rà soát, điều chỉnh, sửa diện tích sai lệch lô, khoảnh trên GCNQSDĐ đã giao cho các hộ dân được cấp theo Nghị định số 02 của Chính phủ với GCNQSDĐ điều chỉnh theo Quyết định số 672 của Thủ tướng Chính phủ”.
Đồng chí Bùi Thanh Phán, Trưởng phòng TN&MT huyện Đà Bắc cho biết: “Phòng TN&MT huyện đã nhận được các đơn đề nghị của UBND xã Đồng Chum về giải quyết vấn đề này và đã hai lần có văn bản phản hồi vào ngày 19/11/2015 và 13/5/2016 nêu rõ hướng giải quyết với xã. Tuy nhiên, đến nay, phòng vẫn chưa nhận được hồi đáp từ phía xã nên chưa thể giải quyết”. Theo văn bản phản hồi của phòng TN&MT huyện đến xã đã đề nghị UBND xã chỉ đạo cán bộ địa chính kiểm tra, rà soát lại nếu có sai sót và lập hồ sơ, báo cáo lại phòng và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện để thực hiện chỉnh sửa; hồ sơ báo cáo phải nêu rõ: Nội dung cần chỉnh sửa, số thửa, số khoảnh, số lô, số tờ bản đồ, số GCNQSDĐ cần chỉnh sửa. Đồng chí Trưởng phòng TN&MT huyện nhấn mạnh: “Trong thời gian ngắn nhất, chúng tôi sẽ gửi văn bản chỉ đạo đề nghị xã nhanh chóng tổng hợp nội dung cần thiết và phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết dứt điểm tình trạng này”.
Với cách giải quyết này của huyện, từ đầu năm nay, những vướng mắc tương tự như trên ở xã Hiền Lương đã được tháo gỡ. Dự kiến hết năm nay, huyện sẽ giải quyết xong tình trạng này ở xã Trung Thành. Đây chính là tiền đề cho việc chấm dứt tình trạng chồng chéo đất rừng ở xã Đồng Chum.
Thanh Sơn
(HBĐT) - Nhiều năm trước cây chanh đào được người dân huyện Cao Phong chọn làm trồng cây “bờ rào”. Bởi cây có giá trị kinh tế không cao, điều kiện chăm sóc đơn giản hơn cây cam, quýt và có nhiều gai. Tuy nhiên, từ vụ chanh năm 2012, giá chanh tăng đột biến bởi quả chanh đào được sử dụng ngâm làm thuốc chữa bệnh. Từ một vài nghìn đồng một kg lên đến 50.000 - 60.000 đồng /kg. Trước hiệu quả kinh tế của cây chanh đào, nhiều hộ đầu tư mở rộng diện tích, bỏ ra diện tích lớn để trồng chứ không trồng để làm bờ rào như trước. Tuy chưa có thống kê đầy đủ về diện tích trồng chanh ở Cao Phong cũng như các huyện khác trong tỉnh nhưng diện tích và sản lượng hiện nay không hề nhỏ.
(HBĐT) - Kể từ tháng 9/2015, Sở NN & PTNT Hà Nội đã tổ chức đoàn cán bộ và các doanh nghiệp làm việc với các cơ sở sản xuất nông sản thực phẩm của tỉnh ta. Đồng thời, đi thăm quan một số cơ sở tiêu biểu của tỉnh sản xuất cam Cao Phong, nuôi cá lồng của Công ty TNHH MTV Minh Tín trên hồ sông Đà. Sau chương trình này, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và phân phối sản phẩm của Hà Nội đã kết nối trực tiếp với cơ sở sản xuất của tỉnh.
(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Thị Khương, Chủ tịch Hội LHPN huyện Kim Bôi cho biết: Trong giai đoạn 2011-2016, hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế đã được các cấp Hội tập trung chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hội viên.
(HBĐT) - Cao Phong là đất cam. Cam có mặt trên đồng đất Cao Phong từ vài chục năm trước, từng là sản phẩm được xuất sang Liên Xô (cũ) và các nước Đông âu. Qua nhiều thăng trầm, có lúc cam Cao Phong phải núp bóng sản phẩm cùng loại. Đến nay, khi chất lượng ngày càng được khẳng định, các loại cam khác lại núp bóng cam Cao Phong để dễ tiêu thụ. Sau nhiều nỗ lực, vào cuối năm 2014, Cục Sở hữu trí tuệ cấp Chứng nhận Chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu cam Cao Phong.
(HBĐT) - Ngày 3/11/2016, Thủ tướng ban hành Quyết định số 50/2016/QĐ-TTg về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020.
(HBĐT) - Tối 20/11, UBND huyện Cao Phong chủ trì phối hợp với Sở NN&PTNT và công ty TNHH Du lịch quốc tế TCI tổ chức bế mạc Lễ hội cam Cao Phong lần thứ 2 và