(HBĐT) - Theo kế hoạch đề ra, Cư Yên là xã được huyện Lương Sơn đăng ký phấn đấu đạt chuẩn NTM trong năm 2016. Tuy nhiên, tính đến ngày 30/9, xã mới đạt được 14 tiêu chí, trong đó tiêu chí giao thông và cơ sở vật chất văn hóa đang chờ thẩm định. Trong các tiêu chí chưa đạt chuẩn, y tế được coi là tiêu chí khó, cấp ủy Đảng, chính quyền xã đang nỗ lực hoàn thành.
Cán bộ UBND xã Cư Yên (Lương Sơn) tuyên truyền, vận động hộ gia đình tham gia mua thẻ BHYT.
Báo cáo tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM năm 2016 của UBND huyện Lương Sơn cho thấy, hiện nay, xã còn 3 tiêu chí đưa đạt chuẩn gồm: trường học, y tế và môi trường. Nguồn vốn dự toán xây dựng các công trình của xã ước tính 13,1 tỷ đồng (y tế 5,7 tỷ đồng, trường học 7,3 tỷ đồng và môi trường 100 triệu đồng). Đây là nguồn vốn rất lớn mà địa phương không thể đáp ứng được. Chính vì vậy, Cư Yên cần nhiều hơn sự quan tâm hỗ trợ các nguồn lực, chương trình, dự án lồng ghép để đạt chuẩn NTM. Tuy nhiên, nếu các tiêu chí khác cần nguồn lực hỗ trợ có thể hoàn thành thì tiêu chí y tế cần sự đồng thuận của người dân trong việc tích cực tham gia mua thẻ BHYT.
Theo thống kê sơ bộ, tính đến ngày 30/8/2016, toàn xã Cư Yên có 3.971 nhân khẩu, tỷ lệ người dân mua BHYT chiếm 63,5%. Trong đó tỷ lệ người dân thuộc đối tượng được cấp phát thẻ BHYT miễn phí chiếm 32,5% (bao gồm trẻ em dưới 72 tháng tuổi, người cao tuổi, dân tộc thiểu số, người yếu thế trong xã hội…). Còn lại đối tượng không tham gia mua BHYT chủ yếu là sinh viên, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn và lao động tự do trên địa bàn xã.
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Hoàng Tùng, Phó Chủ tịch UBND xã Cư Yên cho biết: “Nguyên nhân dẫn đến thực trạng tỷ lệ người dân không mua thẻ BHYT là do công tác vận động, tuyên truyền của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa sâu sát. Vì vậy, một bộ phận người dân chưa hiểu được ý nghĩa, vai trò và các chính sách ưu đãi của thẻ BHYT khi đến các cơ sở khám, chữa bệnh. Ngoài ra, một bộ phận người dân còn tư tưởng chủ quan, ỷ lại và trông chờ vào việc được Nhà nước cấp phát thẻ BHYT miễn phí”.
Cùng cán bộ xã, chúng tôi đến xóm Tốt Yên, nơi có khoảng 57% dân số tham gia mua BHYT. Đồng chí Nguyễn Đăng Sơn, Trưởng xóm cho biết: “Xóm Tốt Yên có 54 hộ gia đình và 250 nhân nhẩu, phần đa đều là người gốc huyện Chương Mỹ, Quốc Oai (Hà Nội) chuyển lên sinh sống và làm ăn. Phần lớn các hộ là lao động tự do nên chưa ý thức được việc mua thẻ BHYT là rất quan trọng phòng lúc ốm đau. Ngoài ra, một bộ phận thanh niên ngoài 30 tuổi có suy nghĩ chủ quan không cần thiết phải mua thẻ BHYT. Chính vì vậy, tỷ lệ người dân trong xóm tham gia mua thẻ BHYT thấp so với các xóm trên địa bàn xã”.
Trước những khó khăn trên, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã tổ chức họp bàn, đưa ra giải pháp khắc phục. Trong đó, đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT tới từng đối tượng. Đối với đảng viên, cán bộ, hội viên ở các tổ chức, đoàn thể bắt buộc phải tham gia mua thẻ BHYT. Tích cực phối hợp với các trường vận động phụ huynh mua BHYT cho con em mình đề phòng lúc ốm đau. Tổ chức tuyên truyền lồng ghép vào các buổi họp xóm, qua đó chia sẻ với người dân về lợi ích khi mua thẻ BHYT sẽ được miễn giảm chi phí khi đến các cơ sở khám, chữa bệnh.
Đồng chí Hoàng Tùng cho biết thêm: Ngày sau khi triển khai tuyên truyền, vận động và phổ biến bằng nhiều hình thức khác nhau, người dân hiểu rõ hơn về quyền và trách nhiệm khi tham gia mua thẻ BHYT. Tính đến ngày 30/11/2016 đã có thêm 199 người tham gia mua thẻ BHYT, tăng 5% so với thống kê ngày 30/8/2016. Bên cạnh đó, các công trình hạ tầng thiết yếu đang nhanh chóng thi công để đưa vào sử dụng. Mong muốn trong thời gian tới, Nhà nước quan tâm, hỗ trợ nguồn lực để xã đạt chuẩn các tiêu chí, đồng thời về đích NTM trong thời gian sớm nhất.
Đức Anh
(HBĐT) - Là xã vùng ven, cửa ngõ của TP Hòa Bình, xã Trung Minh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển KT-XH. Cùng với đó, nhân dân đã được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH để đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, làm chổi chít... phát triển kinh tế. Những đồng vốn này tuy không nhiều nhưng đã góp phần giúp nhiều gia đình giảm nghèo bền vững và từng bước làm giàu.
(HBĐT) - Với nhiều chương trình tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, cho vay giải quyết việc làm... Trong những năm qua, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Mai Châu đã giải quyết kịp thời nguồn vốn chính sách đến với người dân, góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy KT-XH của địa phương phát triển.
(HBĐT) - Về Mông Hóa (Kỳ Sơn) hôm nay, dáng dấp của một xã NTM kiểu mẫu hiển hiện rõ qua những con đường rải nhựa, bê tông dài tít tắp, những nhà cao tầng khang trang, cửa hàng, cửa hiệu mọc lên san sát… Là xã hoàn thành bộ tiêu chí xây dựng NTM thuộc top đầu của huyện, tuy nhiên không vì vậy, người dân nơi đây bằng lòng với những gì có được.
(HBĐT) - Theo NHCSXH huyện Lạc Sơn, trong tháng 11, doanh số cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn đạt trên 5,5 tỷ đồng, luỹ kế doanh số cho vay từ đầu năm đạt trên 95 tỷ đồng với 4.939 lượt khách hàng vay vốn, đưa tổng dư nợ toàn huyện lên trên 326 tỷ đồng với 18.312 khách hàng còn dư nợ.
(HBĐT) - Ngày 24/11/2016, NHCSXH Việt Nam đã ban hành Văn bản số 4710/NHCS-TDNN về việc hướng dẫn thực hiện cho vay bổ sung vốn để khôi phục SX-KD đối với khách hàng vay vốn bị rủi ro do nguyên nhân khách quan. Theo đó sẽ giúp các hộ vay vốn ở những vùng bị thiên tai, dịch bệnh… bị rủi ro có điều kiện khôi phục lại sản xuất hoặc chuyển đổi ngành nghề, từ đó vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
(HBĐT) - Ngày 12/12, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh đánh giá kết quả sản xuất vụ hè thu, vụ mùa năm 2016 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông năm 2016 - 2017. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.