(HBĐT) - Bằng nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, từ đầu năm 2016, huyện Lạc Thủy đầu tư xây dựng vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn theo chuỗi với kinh phí gần 500 triệu đồng trên diện tích gần 10 ha tại 4 xã: Đồng Tâm, Lạc Long, Phú Lão và Cố Nghĩa với sự tham gia của 40 hộ dân. Sau khi triển khai thực hiện, bà con vui mừng, phấn khởi và đồng tình hưởng ứng, dành quỹ đất màu bãi trước kia trồng ngô, sắn cho dự án trồng rau an toàn.

 

  Từ sự hỗ trợ của huyện, hiện nay diện tích trồng rau an toàn xã Cố Nghĩa đã được mở rộng.

Đồng hành cùng Nhà nước, nhà nông trong thực hiện dự án rau an toàn tại huyện Lạc Thủy, Công ty CP đầu tư và phát triển nông nghiệp Hòa Bình đã đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giống, vốn, phân bón để thực hiện trồng hành lá xuất khẩu. Tính đến thời điểm này, Công ty đã đầu tư hệ thống dàn phun tưới tự động. Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn bà con cách gieo trồng, chăm sóc. ông Bùi Văn Long, Giám đốc Công ty cho biết: “Lần đầu tiên chúng tôi đến với huyện Lạc Thủy và mong muốn mang tới sự chuyển đổi về cơ cấu cây trồng, góp phần phát triển kinh tế cho bà con. Hiện tại, chúng tôi đầu tư mô hình trồng hành. Đối với mô hình này, Công ty hỗ trợ giống, kỹ thuật và phân bón cho bà con để phát triển mô hình, sau đó bao tiêu sản phẩm giúp bà con yên tâm và sẵn sàng hợp tác với doanh nghiệp”.

 

Để tiến tới  xây dựng vùng sản xuất rau an toàn lớn, tập trung với quy mô từ 150 - 200 ha/năm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong huyện cũng như xuất bán ra các thị trường lớn góp phần thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Huyện Lạc Thủy đã xây dựng kế hoạch, có những bước tiến vững chắc, tạo thói quen sản xuất rau an toàn cho người sản xuất và thói quen sử dụng sản phẩm an toàn của người tiêu dùng. Thực hiện dự án sản xuất rau an toàn theo chuỗi, người dân huyện Lạc Thủy không phải lo lắng đầu ra mà tập trung sản xuất rau an toàn theo  tiêu chuẩn. Toàn bộ lượng rau sản xuất ra sẽ được Công ty CP đầu tư và phát triển nông nghiệp Hòa Bình và một số doanh nghiệp ngoài địa bàn bao tiêu theo giá thỏa thuận. Mô hình này có sự liên kết chặt chẽ giữa 3 nhà.

 

Kỳ vọng với hướng đi mở trong phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, có chất lượng, dưới sự hỗ trợ của Nhà nước về cơ sở vật chất và đối tác tiêu thụ đầu ra, Dự án sản xuất rau an toàn của huyện Lạc Thủy sẽ thành công, mang lại giá trị thu nhập cao cho người nông dân trên cùng một đơn vị canh tác.

 

                                                                        Hà Chung

                                                                     (Đài Lạc Thủy)

 

Các tin khác


Duy trì, nâng cao các tiêu chí nông thôn mới

(HBĐT) - Về Mông Hóa (Kỳ Sơn) hôm nay, dáng dấp của một xã NTM kiểu mẫu hiển hiện rõ qua những con đường rải nhựa, bê tông dài tít tắp, những nhà cao tầng khang trang, cửa hàng, cửa hiệu mọc lên san sát… Là xã hoàn thành bộ tiêu chí xây dựng NTM thuộc top đầu của huyện, tuy nhiên không vì vậy, người dân nơi đây bằng lòng với những gì có được.

Dư nợ tín dụng chính sách trên 326 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo NHCSXH huyện Lạc Sơn, trong tháng 11, doanh số cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn đạt trên 5,5 tỷ đồng, luỹ kế doanh số cho vay từ đầu năm đạt trên 95 tỷ đồng với 4.939 lượt khách hàng vay vốn, đưa tổng dư nợ toàn huyện lên trên 326 tỷ đồng với 18.312 khách hàng còn dư nợ.

Cho vay bổ sung vốn để khôi phục SX-KD đối với khách hàng vay vốn bị rủi ro do nguyên nhân khách quan

(HBĐT) - Ngày 24/11/2016, NHCSXH Việt Nam đã ban hành Văn bản số 4710/NHCS-TDNN về việc hướng dẫn thực hiện cho vay bổ sung vốn để khôi phục SX-KD đối với khách hàng vay vốn bị rủi ro do nguyên nhân khách quan. Theo đó sẽ giúp các hộ vay vốn ở những vùng bị thiên tai, dịch bệnh… bị rủi ro có điều kiện khôi phục lại sản xuất hoặc chuyển đổi ngành nghề, từ đó vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp với tình hình thực tế tại các địa phương

(HBĐT) - Ngày 12/12, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh đánh giá kết quả sản xuất vụ hè thu, vụ mùa năm 2016 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông năm 2016 - 2017. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Tăng cường kiểm soát chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong

(HBĐT) - Cam Cao Phong đã có chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm, được cả nước biết đến là một trong những thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam. Nhưng hiện nay, khi niên vụ thu hoạch camvừa bắt đầu, người trồng cam Cao Phong không khỏi lo lắng bởi một số điểm bán mạo nhận bán cam Cao Phong nhưng trà trộn các loại cam khác. Việc nhận diện sản phẩm cam Cao Phong so với các loại cam khác rất khó, nhất là về mặt ngoại hình. Có nơi, mặc dù cam Cao Phong đã hết thời vụ nhưng vẫn trưng biển có hàng…

Trồng ớt sừng xanh - hướng đi mới cho thu nhập cao

(HBĐT) - Với mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm trên cùng diện tích canh tác, xã An Lạc (Lạc Thủy) đã vận động một số hộ dân có diện tích đất bãi thuận lợi về nước tưới đưa cây ớt sừng xanh vào trồng thử nghiệm trên diện tích 3,5 ha. Qua hơn 2 tháng chăm sóc, đến nay, cây ớt sinh trưởng, phát triển tốt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục