(HBĐT) - Với nhiều chương trình tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, cho vay giải quyết việc làm... Trong những năm qua, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Mai Châu đã giải quyết kịp thời nguồn vốn chính sách đến với người dân, góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy KT-XH của địa phương phát triển.
Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, gia đình chị Hà Thị Nóp, xóm Nà Sò, xã Chiềng Châu (Mai Châu) đầu tư xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh nâng cao chất lượng cuộc sống.
Gia đình chị Hà Thị Xiêm, xóm Nà Sò, xã Chiềng Châu là điển hình trong việc vay, sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi hiệu quả. Gia đình chị Xiêm có 4 khẩu. Là hộ cận nghèo của xã, chồng bị ốm đau nên mình chị phải gánh vác việc gia đình. Trong lúc khó khăn, gia đình chị được tiếp cận nguồn vốn của NHCSXH. Với 40 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ cận nghèo, gia đình đầu tư mua 2 con bò đến nay phát triển lên 4 con. Ngoài ra, gia đình chị còn được vay 12 triệu đồng từ chương trình NS&VSMT đầu tư xây dựng các công trình vệ sinh nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chị Hà Thị Nóp, tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) xóm Nà Sò cho biết: Tổ có 33 thành viên, thực hiện 5 chương trình tín dụng chính sách với tổng dư nợ 560 triệu đồng. Từ nguồn vốn vay ưu đãi, các hộ đầu tư phát triển kinh tế và có 95% hộ vay vốn đầu tư làm các công trình vệ sinh, nước sạch.
Để người dân tiếp cận được với các nguồn vốn tín dụng ưu đãi, NHCSXH huyện Mai Châu đã phối hợp chặt chẽ với tổ chức chính trị - xã hội tổ chức tất cả các điểm giao dịch tại các xã, thị trấn nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho giải ngân, thu nợ, thu lãi. Cùng với đó phối hợp với các tổ chức Hội kiểm tra, giám sát việc bình xét cho vay bảo đảm đúng chính sách, đối tượng và phát huy hiệu quả sử dụng vốn theo mục tiêu chương trình tín dụng đặt ra.
Đồng chí Bùi Văn Chương, Giám đốc NHCSXH huyện Mai Châu cho biết: Với 13 chương trình tín dụng ưu đãi đang được thực hiện trên địa bàn huyện Mai Châu đã giúp hàng trăm hộ dân thoát nghèo bền vững. Hàng trăm lao động được tạo việc làm. Nhiều HS-SV hộ nghèo được vay vốn để đi học và xây dựng nhà ở... Đến hết tháng 11, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Mai Châu đạt 212.358 triệu đồng. Toàn huyện có 241 tổ TK&VV, hiện có 7.935 khách hàng còn dư nợ tương ứng với 10.974 món vay. Công tác củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng được nâng lên rõ rệt, nợ quá hạn toàn huyện 431 triệu đồng, chiếm 0,2% so với tổng dư nợ. Toàn huyện có 23 điểm giao dịch tại các xã để phục vụ cho vay, thu nợ và giải quyết các nghiệp vụ khác của NHCSXH tại địa phương. Tại các điểm giao dịch xã có đầy đủ biển hiệu quy định rõ ngày giao dịch, nội quy giao dịch, thông báo các chương trình cho vay, niêm yết danh sách số hộ còn dư nợ trong hạn, đến hạn, quá hạn... Tại các xã, hàng tháng, các tổ giao dịch lưu động thực hiện nghiêm túc việc giao ban với ban giảm nghèo, tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác, tổ trưởng tổ TK&VV nhằm đánh giá, trao đổi, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc. Đồng thời tuyên truyền, phổ biến những chính sách mới và đề ra phương hướng, giải pháp thực hiện công việc trong tháng tiếp theo. Công tác họp giao ban được ghi chép vào sổ rõ ràng, thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát.
Hàng năm, NHCSXH huyện đã phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương rà soát và thống kê chính xác, cụ thể số hộ nghèo, cận nghèo và hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn có nhu cầu vay vốn ưu đãi để có kế hoạch cho vay phát triển kinh tế. Qua kiểm tra đánh giá, hầu hết các hộ dân sử dụng vốn đúng mục đích, chủ yếu đầu tư phát triển kinh tế, xây dựng các công trình nước sạch...
(HBĐT) - Cam Cao Phong đã có chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm, được cả nước biết đến là một trong những thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam. Nhưng hiện nay, khi niên vụ thu hoạch camvừa bắt đầu, người trồng cam Cao Phong không khỏi lo lắng bởi một số điểm bán mạo nhận bán cam Cao Phong nhưng trà trộn các loại cam khác. Việc nhận diện sản phẩm cam Cao Phong so với các loại cam khác rất khó, nhất là về mặt ngoại hình. Có nơi, mặc dù cam Cao Phong đã hết thời vụ nhưng vẫn trưng biển có hàng…
(HBĐT) - Với mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm trên cùng diện tích canh tác, xã An Lạc (Lạc Thủy) đã vận động một số hộ dân có diện tích đất bãi thuận lợi về nước tưới đưa cây ớt sừng xanh vào trồng thử nghiệm trên diện tích 3,5 ha. Qua hơn 2 tháng chăm sóc, đến nay, cây ớt sinh trưởng, phát triển tốt.
(HBĐT) - Sáng 10/12, Công ty TNHH Dịch vụ vận tải Hòa Bình đã khai trương tuyến xe buýt Hòa Bình- Lương Sơn. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, các sở, ngành chức năng và chính quyền thành phố.
(HBĐT) - Cách Thủ đô Hà Nội hơn 70 km, Hòa Bình được xem là điểm đến du lịch hấp dẫn cho những chuyến đi ngắn ngày. Bên cạnh những địa điểm quen thuộc như Mai Châu, Kim Bôi thì Cao Phong sẽ đem đến cho khách du lịch một cảm nhận thú vị khác đó là hình thức du lịch nông nghiệp kết hợp thu hái cam tại vườn, đặc biệt là vào dịp cuối tuần.
(HBĐT) - Ngày 9/12, tại xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh đã tổ chức tổng kết sản xuất cá sông Đà an toàn theo chuỗi giá trị bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
(HBĐT) - Tình hình thời tiết đang diễn biến khó lường, nhiều khả năng sẽ xảy ra rét đậm, rét hại kéo dài. UBND tỉnh đang tập trung chỉ đạo các ngành và địa phương cấp bách thực hiện những biện pháp phòng - chống đói, rét cho đàn gia súc, giảm thiểu thiệt hại về chăn nuôi vụ đông - xuân 2016 - 2017. Khuyến cáo người dân theo dõi sát diễn biến thời tiết, chuẩn bị nguồn thức ăn dự trữ, thực hiện chăn nuôi có quản lý, củng cố, che chắn chuồng trại, không thả rông trâu, bò trên rừng khi nhiệt độ xuống dưới 120C.