(HBĐT) - Không cần lặn lội đâu xa để tìm kiếm, trải nghiệm sắc thái văn hóa, không khí của phiên chợ vùng cao bởi dịp Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh vừa qua, một phiên chợ mang sức sống, hơi thở vùng cao đã được tổ chức ngay tại thành phố Hòa Bình. Phiên chợ gây sức hút với nhiều người, kể cả người từ trước đến nay chưa từng hoặc đã từng đi chơi ở chợ phiên.
Người dân thành phố Hòa Bình mua sắm sản vật ở Phiên chợ vùng cao năm 2016.
Từ lâu, giữa lòng phố thị, người dân chưa được chứng kiến không khí náo nức chợ phiên đậm bản sắc và dấu ấn này. Chính bởi vậy mà phiên chợ gợi lên trí tò mò và quy mô, sự công phu trong tổ chức phiên chợ đã đáp ứng, thỏa mãn trí tò mò ấy. 90 gian hàng được sắp đặt, bố trí khoa học. Hàng hóa bày biện phần nhiều là hàng hóa nông sản do chính bà con vùng cao từ khắp các địa phương trong tỉnh làm ra. Sản vật đến từ huyện Mai Châu là khoai sọ Phúc Sạn, tỏi tía Noong Luông, rau cải mèo, gạo nếp nương… Đến từ huyện Tân Lạc, Cao Phong là rau su su Quyết Chiến, cam, bưởi da xanh, bưởi đỏ. Đến từ huyện Yên Thủy là bí xanh trái vụ, trứng gà ri. Đến từ huyện Kim Bôi là mía tím, bí đỏ, cơm lam, lợn mán. Đến từ huyện Lạc Sơn là rượu cần Mường Vang, gà đồi Quý Hòa, hạt dổi Chí Đạo…
Hòa theo dòng người bị cuốn hút bởi phiên chợ, vợ chồng ông Nguyễn Đức Hòa ở tổ 15, phường Phương Lâm đã ở tuổi chạm ngưỡng thất thập cổ lai hy vẫn hạnh phúc cùng nhau trải nghiệm, thăm thú phiên chợ. ông Hòa vui vẻ cho biết: Không khí phiên chợ vùng cao vô cùng náo nhiệt. Người bán hàng từ các huyện về đông, có cả tỉnh bạn, còn người mua sắm chủ yếu là bà con quanh địa bàn thành phố Hòa Bình. Vợ chồng tôi thấy thú vị bởi người bán hàng là người chân chất, lời ăn tiếng nói, cử chỉ mời chào mộc mạc, dễ gần. Ai có nhu cầu mua sắm hàng thì giá đã niêm yết sẵn ở đó. Người bán đúng giá, không nói thách nên khách mua khỏi phải mặc cả đắt, rẻ.
Theo Ban tổ chức, để tái hiện trọn vẹn không gian phiên chợ vùng cao, những gian hàng ẩm thực, điểm mua bán ngoài trời hay gian bán hàng nông cụ, nhạc cụ, phô diễn nghề dệt thổ cẩm với những sản phẩm thủ công mang đậm nét tinh hoa, lôi cuốn có dịp quy tụ. Ngoài sự tham gia của vùng cao các huyện trong tỉnh, phiên chợ còn thu hút một số tỉnh bạn tham gia trưng bày, giới thiệu gian hàng truyền thống với hàng hóa nông sản khá đa dạng, những sản phẩm thủ công do họ làm ra. Nổi bật là gian hàng các tỉnh Phú Thọ với bưởi Đoan Hùng. Tỉnh Bắc Giang với món bánh đa kế, Tỉnh Bắc Kạn với chè shan tuyết. Tỉnh Yên Bái có bưởi Đại Minh, măng, lạc đỏ, gạo Sén Cù, gạo nếp Tú Lệ, khoai tím… Sự tham gia của các gian hàng tỉnh bạn góp phần làm phong phú hàng hóa, tạo cơ hội giao lưu, giao thương văn hóa, thương mại của chợ phiên.
Những ngày diễn ra phiên chợ là quãng thời gian người dân thành phố Hòa Bình và các địa bàn lân cận sống trong không khí nô nức chợ phiên, thỏa ước nguyện mua sắm những vật phẩm độc đáo mà mình ưa thích, thưởng thức những món ăn lạ miệng như thắng cố, cỗ lá, cơm lam, tìm hiểu phong tục tập quán đa dạng, đặc sắc của bà con các dân tộc qua nét văn hóa chợ.
Theo đồng chí Chu Văn Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh, bên cạnh việc giới thiệu, quảng bá và bán các mặt hàng truyền thống của các địa phương, khuyến khích cộng đồng các dân tộc trong tỉnh phát triển nghề thủ công, mỹ nghệ, làng nghề truyền thống, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, dân trí, phiên chợ vùng cao giữa lòng phố thị còn nhằm quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống, đẩy mạnh giao lưu, xây dựng và phát triển nền văn hóa Hòa Bình tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
(HBĐT) - Ngày 24/11/2016, NHCSXH Việt Nam đã ban hành Văn bản số 4710/NHCS-TDNN về việc hướng dẫn thực hiện cho vay bổ sung vốn để khôi phục SX-KD đối với khách hàng vay vốn bị rủi ro do nguyên nhân khách quan. Theo đó sẽ giúp các hộ vay vốn ở những vùng bị thiên tai, dịch bệnh… bị rủi ro có điều kiện khôi phục lại sản xuất hoặc chuyển đổi ngành nghề, từ đó vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
(HBĐT) - Ngày 12/12, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh đánh giá kết quả sản xuất vụ hè thu, vụ mùa năm 2016 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông năm 2016 - 2017. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Cam Cao Phong đã có chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm, được cả nước biết đến là một trong những thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam. Nhưng hiện nay, khi niên vụ thu hoạch camvừa bắt đầu, người trồng cam Cao Phong không khỏi lo lắng bởi một số điểm bán mạo nhận bán cam Cao Phong nhưng trà trộn các loại cam khác. Việc nhận diện sản phẩm cam Cao Phong so với các loại cam khác rất khó, nhất là về mặt ngoại hình. Có nơi, mặc dù cam Cao Phong đã hết thời vụ nhưng vẫn trưng biển có hàng…
(HBĐT) - Với mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm trên cùng diện tích canh tác, xã An Lạc (Lạc Thủy) đã vận động một số hộ dân có diện tích đất bãi thuận lợi về nước tưới đưa cây ớt sừng xanh vào trồng thử nghiệm trên diện tích 3,5 ha. Qua hơn 2 tháng chăm sóc, đến nay, cây ớt sinh trưởng, phát triển tốt.
(HBĐT) - Sáng 10/12, Công ty TNHH Dịch vụ vận tải Hòa Bình đã khai trương tuyến xe buýt Hòa Bình- Lương Sơn. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, các sở, ngành chức năng và chính quyền thành phố.
(HBĐT) - Cách Thủ đô Hà Nội hơn 70 km, Hòa Bình được xem là điểm đến du lịch hấp dẫn cho những chuyến đi ngắn ngày. Bên cạnh những địa điểm quen thuộc như Mai Châu, Kim Bôi thì Cao Phong sẽ đem đến cho khách du lịch một cảm nhận thú vị khác đó là hình thức du lịch nông nghiệp kết hợp thu hái cam tại vườn, đặc biệt là vào dịp cuối tuần.