(HBĐT) - Với những tiềm năng, lợi thế so sánh đặc thù trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp, cùng sự quyết liệt chỉ đạo bằng những việc làm, cam kết cụ thể thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư đã đạt được những kết quả khả quan, mở ra những cơ hội lớn để Hòa Bình “cất cánh” trở thành đầu tàu kinh tế vùng Tây Bắc.
Tại hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại - du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2016, UBND tỉnh đã cấp phép đầu tư cho 18 dự án với tổng số vốn đăng ký 22.900 tỷ đồng. Trong ảnh: Ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác giữa Vietinbank và các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Hòa Bình đang thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Trong suốt nhiều năm, cả tỉnh thu hút được hàng trăm dự án đầu tư, vốn đăng ký vài trăm triệu USD và mấy chục nghìn tỷ đồng. Năm 2016, chứng kiến sự sôi động trong thu hút đầu tư của tỉnh. Chỉ riêng tại hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại - du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức vào dịp kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh đã có tới 18 dự án được cấp giấy phép đầu tư với số vốn đăng ký 22.900 tỷ đồng (tương đương với 1 tỷ USD) và hàng loạt biên bản ghi nhớ cam kết triển khai các dự án đầu tư của các tổ chức kinh tế có thương hiệu với tỉnh. Kết quả này đã khẳng định những cố gắng cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh.
Theo các chuyên gia, doanh nghiệp: Chính quyền tỉnh đang mời gọi, thuyết phục nhà đầu tư bằng tiềm năng, lợi thế đặc thù phát triển nông nghiệp, du lịch, dịch vụ và công nghiệp của tỉnh khi kề cận với Thủ đô Hà Nội và đặc biệt hơn là những việc làm cụ thể cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thực sự thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn và thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp có tiềm lực như tập đoàn Xuân Thành (Ninh Bình), Tập đoàn Thái Bình Dương, Vingroup… đã quyết định đầu tư vào tỉnh.
Ông Lê Xuân Trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Lạc Hồng cho biết: Tỉnh Hòa Bình đã hỗ trợ để dự án Serena Resort Kim Bôi - resort tiêu chuẩn 4 sao đẳng cấp, quy mô 30 ha, tổng mức đầu tư cho giai đoạn I là 215 tỷ đồng đã hoàn thành. Hiện, số khách đặt phòng đã hết Tết Nguyên đán. Công ty quyết định tập trung triển khai giai đoạn II của dự án quản lý và khai thác bền vững tiềm năng du lịch nghỉ dưỡng của tỉnh Hòa Bình.
Công nhân Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R Việt
Công ty Xuân Thiện (thuộc tập đoàn Xuân Thành) cũng đã quyết định đầu tư 2 dự án với tổng mức đầu tư 12.000 tỷ đồng là Nhà máy sản xuất bột nhẹ Xuân Thiện Hòa Bình và Nhà máy sản xuất thiết bị điện năng lượng mặt trời Xuân Thiện Hòa Bình. Trong đó, dự án sản xuất bột nhẹ Xuân Thiện Hòa Bình được thực hiện từ năm 2017 - 2022, có tổng công suất 2, 16 triệu tấn sản phẩm/năm. Dự án sản xuất thiết bị điện năng lượng mặt trời Xuân Thiện có công suất 180MW/năm với tổng mức đầu tư 2.100 tỷ đồng. Đây là dự án công nghiệp năng lượng sạch, sử dụng dây chuyền công nghệ tiên tiến nhất thế giới được nhập từ châu âu, phù hợp với chủ trương của Chính phủ. Khi đi vào hoạt động, 2 dự án góp phần cải thiện đời sống KT -XH của huyện Lạc Thủy, giải quyết việc làm cho 2.000 lao động và nộp ngân sách tỉnh Hòa Bình khoảng 1.000 - 1.500 tỷ đồng /năm.
Nắm bắt cơ hội đầu tư mới, thực hiện định hướng mở rộng kinh doanh, năm 2016, Tập đoàn Thái Bình Dương (Pacific) đã quyết định đầu tư hai dự án quy mô lớn tại Hòa Bình. Một là dự án tuyến cáp treo Hương Bình với tổng mức đầu tư 676 tỷ đồng và dự án khu du lịch sinh thái - tâm linh Hòa Bình, với tổng mức đầu tư 3.122 tỷ đồng. ông Nguyễn Trung Dũng, Phó Giám đốc Công ty Pacific cho biết: Hòa Bình có tiềm năng phát triển du lịch. Doanh nghiệp nhận được sự giúp đỡ của chính quyền tỉnh tháo gỡ khó khăn triển khai dự án. Các dự án khi đăng ký đầu tư vào Hòa Bình đều được thực hiện song song với thủ tục thẩm định nhu cầu sử dụng đất, giúp nhà đầu tư nhanh chóng tiếp cận đất đai. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của các dự án đầu tư. Nhiều doanh nghiệp cũng đã nhìn nhận tiềm năng và cơ hội phát triển trên địa bàn tỉnh, tiến hành liên kết hợp tác đầu tư.
Chính quyền tỉnh đang chỉ đạo các ngành chức năng và các địa phương đẩy mạnh cải cách hành chính, đề cao năng lực, trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức thực hiện công khai giúp nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận các thông tin về quy hoạch, kế hoạch phát triển cũng như những nội dung chi tiết liên quan đến dự án, xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh thực sự minh bạch, hấp dẫn và thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh. Trên cơ sở đó, cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và cải cách thủ tục hành chính, tạo động lực cho thu hút đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, góp phần thúc đẩy phát triển KT -XH. Tỉnh chủ trương ưu tiên nguồn lực hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cũng như hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu chuyển giao công nghệ đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Các chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở vùng có điều kiện KT -XH đặc biệt khó khăn cũng đang được thực hiện nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp. Hòa Bình đang tạo dựng những cơ hội mới, tạo ra bứt phá trong thu hút đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tương lai gần.
L.C
Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, cải cách thủ tục hành chính, thời gian giải quyết thủ tục đầu tư được rút ngắn ít nhất 30% so với quy định hiện hành. Trong đó đặt mục tiêu cụ thể như: Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong vòng 5 ngày làm việc. Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong ngày, trường hợp phức tạp không quá 2 ngày. Thẩm định thiết kế cơ sở dự án nhóm A không quá 25 ngày; dự án nhóm B không quá 15 ngày và dự án nhóm C không quá 10 ngày. Cấp mới giấy phép xây dựng công trình không quá 20 ngày; trường hợp gia hạn hoặc cấp lại không quá 3 ngày. Giao đất sạch cho nhà đầu tư trong các khu công nghiệp. Tỉnh chỉ đạo hỗ trợ nhà đầu tư giải phóng mặt bằng dự án ngoài khu công nghiệp. UBND tỉnh chỉ đạo và hỗ trợ hạ tầng điện, nước sạch đến chân hàng rào đối với các dự án có tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng trở lên. Thực hiện thanh tra, kiểm tra không quá 1 lần trong một năm; kết hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành nhiều nội dung trong một đợt thanh tra, kiểm tra. Bên cạnh đó tỉnh cũng chỉ đạo các ngành chức năng và chính quyền địa phương thực hiện các giải pháp hỗ trợ tốt nhất cho nhà đầu tư bảo đảm ANTT, bảo hộ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư, cung cấp nguồn lao động có chất lượng phục vụ các dự án, hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho các dự án nằm trong diện ưu đãi… Mọi ý kiến của doanh nghiệp, nhà đầu tư phản ánh vào đường dây nóng được tỉnh chỉ đạo xử lý ngay.
(HBĐT) - Sau 2 năm thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư T.ư Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã thu được những kết quả quan trọng. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi để NHCSXH triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, ngày càng thể hiện rõ nét vai trò là công cụ hiệu quả giúp thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
(HBĐT) - Để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, huyện Mai Châu đang tích cực triển khai đề án chuyển đổi cây trồng, vật nuôi gắn với xây dựng NTM và phát triển du lịch của huyện giai đoạn 2016 - 2020. Đến nay có 14/22 xã trên địa bàn huyện đã xây dựng đề án còn lại 8 xã gồm: Tân Dân, Hang Kia, Pù Bin, Noong Luông, Nà Mèo, Đồng Bảng, Tân Sơn, Chiềng Châu chưa xây dựng. Đề án này nhằm tạo ra mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, HTX với các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người dân ở nông thôn.
(HBĐT) - Theo BCĐ 800 huyện Lạc Sơn, năm 2016, huyện Lạc Sơn đã huy động nguồn lực 215,648 tỷ đồng thực hiện chương trình xây dựng NTM. Trong đó, nguồn vốn trực tiếp từ chương trình MTQG xây dựng NTM 22,450 tỷ đồng, bằng 10,4%; vốn ngân sách tỉnh 80,235 tỷ đồng, bằng 37,3%; nguồn vốn khác 25,869 tỷ đồng, bằng 12%; vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 48 công trình 17,180 tỷ đồng, bằng 7,96%; ngân sách huyện 56,193 tỷ đồng, bằng 26%; nguồn vốn từ nhân dân đóng góp 13,721 triệu đồng, bằng 6,34%.
(HBĐT) - Năm 2016, huyện Lương Sơn thực hiện tốt công tác chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng, toàn huyện đã trồng 817 ha rừng, đạt 116,8 % kế hoạch, bằng 106,7% so cùng kỳ năm 2015; trồng trên 40.000 cây cây phân tán các loại, sản lượng gỗ khai thác ước 28.000 m3, tỷ lệ che phủ rừng đạt 46%.
(HBĐT) - Những ngày cuối tháng 11/2016, cùng cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi, chúng tôi về thăm xã Mỵ Hòa. Câu chuyện bà con nói nhiều nhất là giá cam bán được bao nhiêu? Từ tiền bán cam, Tết này sẽ mua sắm gì? Đây là năm đầu tiên cây cam trên đồng đất Mỵ Hòa cho thu hoạch. Thu nhập từ cam đang đem lại cuộc sống mới cho nhiều hộ dân nơi đây.
(HBĐT) - Tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp trong vòng 3 năm nay đang đi vào thực chất, đã tạo ra sự dịch chuyển tích cực cả về tư duy lẫn tổ chức sản xuất của các địa phương theo hướng phát triển các loại cây, con, sản phẩm có lợi thế, nâng cao giá trị phát triển bền vững, là hướng đúng đắn của tỉnh. Liên tiếp trong thời gian qua, tại các địa phương đã thực hiện nhiều mô hình, cách làm mới và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.