(HBĐT) - Xuân đã về với thành phố bên sông Đà. Xuân hiện diện trên những chồi non, thảm hoa dọc những con phố thênh thang tỏa ánh điện lung linh. Xuân về trong lòng người, trong niềm phấn khởi của các bậc cao niên, trong ánh mắt hồn nhiên của những em nhỏ, trong nét mặt rạng ngời của dòng người hối hả đi sắm Tết.
Toàn cảnh thành phố Hòa Bình bên sông Đà. ảnh: H.D
Khi những nụ hoa đào chớm nở, cùng người thân, bè bạn thả bước chân khoan thai trên đập Thủy điện Hòa Bình, khỏa tầm mắt theo dòng Đà giang uốn lượn tựa dải lụa, cảm nhận TP Hòa Bình đang vươn mình mạnh mẽ. Thành phố vừa kỷ niệm 120 năm thành lập thị xã và 10 năm lên thành phố. Chiều dài lịch sử đã khẳng định tinh thần đoàn kết, chiến đấu quật cường, hăng say lao động sản xuất của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân.
Xuân này, thành phố như khoác lên mình tấm áo mới bởi bước đột phá về hạ tầng và không gian đô thị. Ngoài những điểm như Tượng đài Bác Hồ, Thủy điện Hòa Bình, thưởng ngoạn không gian đô thị sông nước trên tuyến đê Đà Giang kết hợp với giao thông… du khách và nhân dân có thêm điểm đến Quảng trường Hòa Bình. Công trình hoàn thành đúng dịp kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh làm nức lòng nhân dân, chiều lòng những ai khó tính nhất đến thả bộ, chiêm ngưỡng. Mang đậm nét thiên nhiên, văn hóa và con người đất Mường, Quảng trường được coi là điểm nhấn đô thị thành phố. Trên hành trình xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, thành phố vẫn mang trong mình bản sắc riêng độc đáo. Điều đó được thể hiện từ biểu tượng TP Hòa Bình với hình tượng 6 bông lúa tượng trưng cho 6 dân tộc cùng đoàn kết xây dựng quê hương, hình tượng hoa văn trên thổ cẩm...
Là tay chiêng biểu diễn tại Lễ Kỷ niệm 120 năm thành lập thị xã, 10 năm thành lập thành phố, chị Nguyễn Thị Tính, tổ 10, phường Thịnh Lang phấn khởi trước bước tiến ngoạn mục của quê hương. Còn nhớ, trước kia bờ trái, bờ phải sông Đà cách trở, cầu phao bập bềnh mùa lũ, nửa buổi chờ những chuyến đò. Nay, cầu Hòa Bình nối những bờ vui. Thịnh Lang từ xã lên phường, có đường đôi Trương Hán Siêu đi qua và chẳng còn xa sẽ nối liền với xã Trung Minh, đường Hòa Lạc, với quốc lộ 6 xuôi Hà Nội, ngược Tây Bắc khi cầu Hòa Bình 3 hoàn thành. Diện mạo thành phố đổi thay như một cuốn phim. Tổ 10 từ chỗ người biết đánh chiêng đếm trên đầu ngón tay, nay phát triển được một đội với đủ bộ chiêng 12 chiếc. Nhà văn hóa khang trang là nơi hội họp, giao lưu văn nghệ...
Thành phố đã có một năm bận rộn, có thời điểm như một “đại công trường” với 4 dự án cùng triển khai đồng loạt trên các tuyến đường. Với sự chỉ đạo quyết liệt, tạo đồng thuận trong nhân dân, một số tuyến đường: Cù Chính Lan, Trần Hưng Đạo, Thịnh Lang, Lê Lợi... đã hoàn trả mặt bằng phong quang, sạch đẹp, thảm hoa muôn màu chào mừng các ngày lễ trọng. Đường mới được mở, đường cũ, đường nhánh được cải tạo, nâng cấp, công trình chống ngập úng được xây dựng, thành phố đang đẩy nhanh tiến độ thi công công trình Trung tâm hành chính - chính trị; hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư Công viên Tuổi trẻ giai đoạn 2… Cùng với những khu trung tâm thương mại: AP Plaza, Hoàng Sơn Plaza, Vì Hòa Bình, các khách sạn, nhà hàng, trung tâm dịch vụ giải trí được cải tạo, xây mới đáp ứng nhu cầu của nhân dân...
Nhìn lại một năm sôi động, thành phố đã giành được nhiều kết quả quan trọng. Bí thư Thành ủy Quách Tùng Dương phác họa: Thành phố đã xây dựng và triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết về mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm. KT-XH tiếp tục ổn định và phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, ANTT được giữ vững. Năm 2016, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng định hướng: dịch vụ 55,3%, CN-XD 38,8%, nông - lâm - thủy sản 5,9%. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 44,9 triệu đồng; thu ngân sách Nhà nước ước đạt 303,109 tỷ đồng, đạt 125,08%; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,62%. Thành phố là điểm đến hấp dẫn với khoảng 450.000 lượt khách đến thăm quan, doanh thu du lịch ước đạt 100 tỷ đồng.
TP Hòa Bình phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, tạo nền tảng phát triển nhanh, bền vững. ảnh: Siêu thị Vì Hòa Bình đa dạng hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân.
Đặc biệt, thành phố đã và đang triển khai các dự án lớn, khi hoàn thành sẽ góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị. Trong đó, phải kể đến 2 dự án với số vốn khoảng 1.500 tỷ đồng: Dự án hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, Chương trình đô thị miền núi phía Bắc. Thành phố cũng đã xây dựng Đề án nâng loại đô thị, Đề án thành lập phường. Công bố và triển khai thực hiện Đề án phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chung xây dựng TP Hòa Bình đến năm 2035. Đồng thời, xây dựng quy hoạch ngành, lĩnh vực như đã thực hiện quy hoạch ngành GD&ĐT giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy chế quản lý đô thị. Phối hợp chặt chẽ trong triển khai các dự án của tỉnh trên địa bàn. Tiếp tục bố trí kinh phí xây dựng nhà văn hóa, duy trì các thiết chế văn hóa. Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng NTM, đến nay có 4/7 xã cơ bản hoàn thành các tiêu chí. Đây là tiền đề để nâng cấp xã lên phường. Trong thời gian không xa, 2 xã Sủ Ngòi, Trung Minh sẽ có bước ngoặt lên phường. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố tiếp tục chung sức, đồng lòng thực hiện các giải pháp tăng trưởng, tăng thu nhập, là cơ sở vững chắc để bước tiếp trong hành trình, mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, trở thành đô thị loại II.
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, trực tiếp là Ban chỉ đạo 389 tỉnh, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp và người dân.
(HBĐT) - Chiềng Châu là xã vùng thấp của huyện Mai Châu được chia thành 6 xóm với 889 hộ, trên 3.600 nhân khẩu, dân tộc Thái chiếm trên 90%. Những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách là công cụ hữu hiệu góp phần quan trọng xóa đói - giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân trong xã. Nhờ tiếp cận vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện. Hết năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 5,07%, thu nhập bình quân đầu người đạt 22 triệu đồng.
(HBĐT) - Sau 2 năm thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư T.ư Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã thu được những kết quả quan trọng. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi để NHCSXH triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, ngày càng thể hiện rõ nét vai trò là công cụ hiệu quả giúp thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
(HBĐT) - Để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, huyện Mai Châu đang tích cực triển khai đề án chuyển đổi cây trồng, vật nuôi gắn với xây dựng NTM và phát triển du lịch của huyện giai đoạn 2016 - 2020. Đến nay có 14/22 xã trên địa bàn huyện đã xây dựng đề án còn lại 8 xã gồm: Tân Dân, Hang Kia, Pù Bin, Noong Luông, Nà Mèo, Đồng Bảng, Tân Sơn, Chiềng Châu chưa xây dựng. Đề án này nhằm tạo ra mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, HTX với các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người dân ở nông thôn.
(HBĐT) - Theo BCĐ 800 huyện Lạc Sơn, năm 2016, huyện Lạc Sơn đã huy động nguồn lực 215,648 tỷ đồng thực hiện chương trình xây dựng NTM. Trong đó, nguồn vốn trực tiếp từ chương trình MTQG xây dựng NTM 22,450 tỷ đồng, bằng 10,4%; vốn ngân sách tỉnh 80,235 tỷ đồng, bằng 37,3%; nguồn vốn khác 25,869 tỷ đồng, bằng 12%; vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 48 công trình 17,180 tỷ đồng, bằng 7,96%; ngân sách huyện 56,193 tỷ đồng, bằng 26%; nguồn vốn từ nhân dân đóng góp 13,721 triệu đồng, bằng 6,34%.
(HBĐT) - Năm 2016, huyện Lương Sơn thực hiện tốt công tác chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng, toàn huyện đã trồng 817 ha rừng, đạt 116,8 % kế hoạch, bằng 106,7% so cùng kỳ năm 2015; trồng trên 40.000 cây cây phân tán các loại, sản lượng gỗ khai thác ước 28.000 m3, tỷ lệ che phủ rừng đạt 46%.