(HBĐT) - Chúng tôi cảm nhận được không khí thi đua lao động sản xuất khả quan khi cùng đoàn công tác của Ban quản lý (BQL) các khu công nghiệp (KCN) tỉnh đi thăm một số doanh nghiệp trên địa bàn. Ngay sau nghỉ Tết, hoạt động của Công ty may Esquel Việt Nam tại KCN Lương Sơn đã trở lại làm việc bình thường. Công ty đang phát động các phong trào thi đua nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hoàn thành các đơn hàng của đối tác.

 

Phó Tổng giám đốc Công ty Esque Việt Nam Kaou siri Purin cho biết: Nhà máy tại KCN Lương Sơn là nhà máy thứ 3 của Tập đoàn may mặc Esquel Enterprise tại Việt Nam, chuyên sản xuất áo sơ mi cao cấp xuất khẩn được xây dựng theo tiêu chuẩn LEED ( tiêu chuẩn của Hoa Kỳ về thân thiện môi trường và tiết kiệm năng lượng) đang hoạt động rất hiệu quả. Công ty Esquel tập trung đầu tư công nghệ, áp dụng các quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, tạo sự ổn định về doanh thu và giá trị xuất khẩu, đóng góp cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3/2013 với doanh thu đạt 1,3 triệu USD, giải quyết việc làm cho 1200 lao động. Tính đến hết tháng 12/2016, Công ty đã thực hiện vốn đầu tư đạt 27,21 triệu USD, tăng 108,88% so với vốn đăng ký đầu tư; doanh thu xuất khẩu đạt 40 triệu USD, giải quyết việc làm cho 3000 lao động với mức lương từ 5-6 triệu đồng người/tháng. Các quy trình sản xuất được thực hiện nghiêm ngặt. Việc thực hiện chế độ cho người lao động được quan tâm, tạo không khí phấn khởi thi đua lao động sản xuất ngay từ đầu năm. Công ty đang nhận được sự giúp đỡ của BQL các KCN tỉnh thực hiện kế hoạch tuyển dụng thêm 1.000 lao động trong năm 2017 và 1.000 lao động vào năm 2018.

  Công ty TNHH Sankoh, chi nhánh khu công nghiệp bờ trái sông Đà đã đi vào hoạt động ổn định sau Tết, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.

Trưởng phòng quản lý doanh  nghiệp - BQL các KCN tỉnh Lưu Tùng Lâm cho biết: Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, BQL các KCN đã phối hợp với Công ty Esquel Việt Nam mở sàn giao dịch việc làm tuyển dụng lao động tại xã Dân Hạ. Tới đây sẽ mở điểm giới thiệu và tuyển dụng tại các xã dọc QL 6 để tuyển dụng thêm lao động. BQL các KCN cũng đã có kế hoạch làm việc với doanh nghiệp xe buýt tuyến Hòa Bình- Lương Sơn để tổ chức đưa đón công nhân làm việc tại KCN Lương Sơn.

Sau Tết, nhiều doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà như: Công ty TNHH Sankoh, Công ty TNHH Thấu kính R, Công ty may GGS Việt Nam… đã đi vào hoạt động ổn định. Một số doanh nghiệp đã tập trung đầu tư thực hiện dự án sản xuất theo kế hoạch. Công ty CP Dệt kim Hòa Bình Koyueni được cấp phép đầu tư năm 2016 chuyên sản xuất các loại tất xuất khẩu với vốn đăng ký 60 tỷ đồng, công suất thiết kế 12 triệu đôi tất/năm, thị trường chủ yếu tại Nhật Bản. Chủ tịch HĐQT công ty Đào Hồng Sơn cho biết: Đến nay công ty đã hoàn thành xây dựng nhà xưởng đang triển khai lắp đặt dây chuyền thiết bị, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong tháng 4/2017 thu hút khoảng 300 lao động.

Sau Tết, nhìn chung hoạt động của các doanh nghiệp trong tỉnh ổn định và khả quan. Các công ty đều có những hoạt động thiết thực chăm lo cho người lao động. Hầu hết người lao động đã quay trở lại làm việc. Các KCN có 63 dự án đầu tư, trong đó 18 dự án FDI với số vốn đăng ký 398,29 triệu USD và 45 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký trên 8000 tỷ đồng. Trong tháng 2, các doanh nghiệp đã thực hiện doanh thu 700 tỷ đồng, lũy kế từ đầu năm đạt 1.597 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu 37 triệu USD, lũy kế đạt 67 triệu USD; nộp ngân sách 21 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 14500 lao động.

Như vậy tính trung bình, doanh nghiệp KCN thực hiện doanh thu từ 700-900 tỷ đồng/tháng, giá trị xuất khẩu đạt 36-37 triệu USD/tháng. ông Lưu Tùng Lâm, Trường phòng Quản lý doanh nghiệp- BQL các KCN tỉnh cho biết:  Đối với các doanh nghiệp KCN doanh thu và giá trị xuất khẩu sẽ tăng mạnh những tháng tiếp theo, chắc chắn các chỉ tiêu đặt ra cho KCN sẽ rất lạc quan. UBND tỉnh triển khai chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các KCN theo Quyết định số 1454/QĐ-UBND tỉnh, theo đó hỗ trợ đào tạo nghề từ 300- 1 triệu đồng/lao động làm việc trong KCN, thực hiện các giải pháp tư đầu tư hạ tầng, tăng cường xúc tiến đầu tư, tháo gỡ khó khăn sản xuất, kinh doanh, sớm đưa các dự án vào hoạt động hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương.

                                                                               L.C

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn chủ động sản xuất vụ xuân

(HBĐT) - Ngay sau những ngày đón Tết, vui xuân, nông dân trên địa bàn huyện Lương Sơn đã xuống đồng gieo trồng vụ xuân.

Toàn tỉnh có 449 dự án đầu tư

(HBĐT) - Trong tháng 1/2017, tỉnh ta đã quyết định chủ trương đầu tư cho 2 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 73,2 tỷ đồng. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có tổng số 449 dự án đầu tư, trong đó, 29 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 468,2 triệu USD và 420 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký khoảng 62.330 tỷ đồng.

1,5 tỷ đồng hỗ trợ mô hình trồng, chăm sóc cam sạch

(HBĐT) - Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vừa dành 1,5 tỷ đồng từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân thực hiện mô hình trồng, chăm sóc cam sạch tại xã Tây Phong (Cao Phong) giai đoạn 2017 - 2019.

Huy động nguồn lực trên 27,5 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Năm 2016, huyện Kỳ Sơn huy động nguồn lực trên 27,5 tỷ đồng thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong đó, ngân sách T.ư hỗ trợ trực tiếp cho chương trình 9.102 triệu đồng; ngân sách huyện 700 triệu đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án 15.512 triệu đồng; vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư 2,2 tỷ đồng; nhân dân hiến 31.093 m2 đất các loại để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn.

Công bố quy hoạch chi tiết 1/500 các cụm công nghiệp Yên Mông, Chăm Mát – Dân Chủ

(HBĐT) - Chiều 15/2, UBND thành phố Hòa Bình tổ chức hội nghị công bố Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Cụm công nghiệp Chăm Mát - Dân Chủ và Cụm công nghiệp Yên Mông (khu 1 + khu 2), thành phố Hòa Bình. Dự hội nghị có lãnh đạo Sở Xây dựng, KH&ĐT, Tài chính, TN&MT, Công thương, GTVT, NN&PTNT, TT&TT cùng đại diện các phòng, ban chuyên môn thành phố, địa phương nơi quy hoạch Đồ án.

Bước chuyển trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Trước đây, nông dân huyện Lạc Sơn vẫn quen với lối canh tác truyền thống, hoạt động sản xuất nông nghiệp mang nặng tính tự cấp, tự túc, ít áp dụng KH-KT và chỉ trồng một số loại cây bản địa có giá trị kinh tế thấp. Từ năm 2013, được sự tuyên truyền, vận động, tư vấn của đội ngũ cán bộ nông nghiệp và đảng viên, người dân huyện Lạc Sơn đã thay đổi rõ rệt nhận thức về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung vào xây dựng các mô hình mới để phát triển kinh tế gia đình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục