(HBĐT) - Chiều 1/3, Liên minh HTX tỉnh phối hợp với UBND huyện Cao Phong tổ chức họp bàn về chủ trương thành lập Liên hiệp HTX cam Cao Phong.
Những năm gần đây, cam Cao Phong là sản phẩm có thương hiệu trên thị trường. Năm 2016, diện tích cây có múi toàn huyện phát triển lên 2.400 ha, trong đó diện tích cam quýt khoảng 1.800 ha với tổng sản lượng đạt trên 40 ngàn tấn. Hiện nay, đa số các HTX mới thành lập, chưa xây dựng và phát triển được thương hiệu trên thị trường, khả năng, khối lượng sản phẩm hàng năm tiêu thụ còn thấp, chất lượng sản phẩm các đơn vị chưa đồng đều. Do đó, Liên minh HTX tỉnh chủ trương liên kết các HTX trên địa bàn huyện Cao Phong để thành lập Liên hiệp HTX cam Cao Phong nhằm phát huy sức mạnh tập thể của các HTX, hỗ trợ giúp nhau cùng phát triển.
Qua khảo sát thực tế đã xác định và lựa chọn 5 đơn vị thành viên để xây dựng thành Liên hiệp HTX gồm HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Phúc Linh, HTX Nông nghiệp và Kinh doanh tổng hợp Cao Phong, HTX Nông nghiệp và Thương mại tổng hợp Ánh Xuân, HTX Hà Phong và HTX số - Liên minh HTX Việt Nam. Các HTX này có 85 thành viên, diện tích sản xuất 284 ha với tổng vốn điều lệ trên 30 tỷ đồng. Dự kiến thành lập và đưa Liên hiệp HTX cam Cao Phong vào hoạt động trong quý II năm 2017. Tại cuộc họp bàn, các đại biểu đã cùng thảo luận và thống nhất các nhiệm vụ: Đối với Liên minh HTX tỉnh là trung tâm đầu mối khâu nối các đơn vị sáng lập viên trong việc thành lập Liên hiệp HTX. Chủ trì tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ các đơn vị sáng lập viên thực hiện các nhiệm vụ, công việc cần thiết để thành lập Liên hiệp HTX. Đối với Sở NN&PTNT, Sở KH&ĐT tích cực phối hợp với Liên minh HTX tỉnh trong công tác hỗ trợ các đơn vị sáng lập viên về mặt nghiệp vụ, xây dựng điều lệ, hoạch định chiến lược, phương án sản xuất kinh doanh của Liên hiệp HTX để đảm bảo Liên hiệp HTX đem lại hiệu quả cao khi đi vào hoạt động. Đối với UBND huyện Cao Phong, tạo điều kiện thuận lợi, cơ chế quản lý thông thoáng nhằm tạo ra môi trường thuận lợi để LHHTX cam Cao Phong hoạt động hiệu quả. Tập trung các nguồn lực của địa phương nhằm hỗ trợ xây dựng LHHTX cam Cao Phong trở thành mô hình điểm để nhân rộng ra thành lập các LHHTX sản xuất các sản phẩm chủ lực khác.
Các đại biểu cũng đề xuất Liên minh HTX Việt
Đinh Thắng
(HBĐT) - Hội Phụ nữ xã Bắc Phong (Cao Phong) hiện quản lý 5 tổ TK&VV với gần 200 thành viên vay vốn, thực hiện 10 chương trình tín dụng ưu đãi với dư nợ trên 6,8 tỉ đồng, thu lãi hàng năm đạt trên 98%, không có nợ quá hạn; số dư tiền gửi tiết kiệm huy động của các thành viên vay vốn thông qua tổ tiết kiệm 22 triệu đồng.
(HBĐT) - 14 năm qua (2003 - 2016), Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh đã triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, ngày càng thể hiện rõ nét vai trò là công cụ hiệu quả giúp thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
(HBĐT) - Thời gian qua, hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi trên các hồ thủy lợi và nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình phát triển mạnh. Hiện, toàn tỉnh có 2.785 ha ao, hồ nhỏ nuôi trồng thủy sản; 3.855 lồng nuôi cá. Các địa phương tích cực thực hiện các biện pháp chăm sóc, quản lý môi trường, ương nuôi cá bột, thu hoạch cá thương phẩm, cải tạo ao, hồ chuẩn bị cho vụ sản xuất mới.
(HBĐT) - Không có nước để gieo cấy, nhiều năm qua, nông dân ở xóm Cha Long, xã Tòng Đậu (Mai Châu) chuyên canh trồng rau sạch với nhiều sản phẩm đa dạng. Hướng đi này không chỉ biến khó khăn thành lợi thế mà còn đem lại kết quả thiết thực giúp bà con xóm Cha Long nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
(HBĐT) - Sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Thủy thường xuyên đối mặt với diễn biến cực đoan của thời tiết. Chính vì vậy, trong tái cơ cấu nông nghiệp, Yên Thủy huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành, tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện thành công dồn điền, đổi thửa, đưa cơ giới vào sản xuất, chuyển diện tích lúa cấy không ăn chắc, diện tích cây màu kém hiệu quả sang trồng cây các loại cây trồng có giá trị cao hơn như khoai sọ, mía tím, mướp đắng lấy hạt và cây dược liệu.
(HBĐT) - Tái cơ cấu ngành nông nghiệp hiểu một cách đơn giản nhất, tái là trên những nguồn lực hiện có ở các địa phương sẽ bố trí, cơ cấu lại các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp và có tiềm năng, lợi thế, có thị trường tiêu thụ để tập trung nguồn vốn đầu tư vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, nâng cao thu nhập bền vững cho người nông dân.