(HBĐT) - 14 năm qua (2003 - 2016), Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh đã triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, ngày càng thể hiện rõ nét vai trò là công cụ hiệu quả giúp thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

 

Cách đây 4 năm, gia đình chị Nguyễn Thị Trinh, xóm Rậm, xã Thống Nhất (TP Hòa Bình) được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH đầu tư trồng 1 ha keo và xây dựng công trình NS&VSMT, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hiện rừng keo phát triển tốt, dự kiến sang năm sẽ cho thu hoạch. Ngoài trồng rừng, trong chuồng nhà chị lúc nào cũng nuôi 4 con lợn nái và khoảng 20 con lợn thịt. Bên cạnh đó, gia đình chị còn nuôi gà và buôn bán nhỏ phục vụ bà con trong xóm, xã. Theo tính toán, tổng thu nhập của gia đình chị đạt gần 100 triệu đồng/năm.

 

 

Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, gia đình chị Nguyễn Thị Trinh, xóm Rậm, xã Thống Nhất (TP Hòa Bình) đầu tư nuôi lợn, phát triển kinh tế.

 

Chị Trinh chỉ là 1 trong hơn 10 vạn khách hàng được vay vốn và sử dụng hiệu quả đồng vốn ưu đãi của NHCSXH. Sau hơn 14 năm hoạt động, hàng năm, tăng trưởng dư nợ tín dụng của NHCSXH trên 10%. Hiện, Chi nhánh thực hiện 14 chương trình tín dụng chính sách với tổng dư nợ trên 2.421 tỷ đồng với 105.749  khách hàng còn dư nợ. Các chương trình tín dụng đều được uỷ thác qua 4 tổ chức hội, đoàn thể với 2.890 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tại các thôn, xóm được duy trì hiệu quả, phát huy tốt vai trò là nơi giúp hộ dân làm các thủ tục vay vốn, tương trợ, giúp đỡ nhau trong SX-KD, thực hiện cơ chế dân chủ, công khai trong bình xét vay vốn.

 

Hoạt động tại 210 điểm giao dịch xã, phường, thị trấn được tăng cường, chất lượng giao dịch và các dịch vụ tiện ích phục vụ nhân dân được nâng lên. Để người dân dễ tiếp cận nguồn vốn, ngoài phối hợp với các hội, đoàn thể, NHCSXH các huyện, thành phố còn nâng cao chất lượng tín dụng uỷ thác theo hướng tạo thuận lợi cho người dân. Ngân hàng tổ chức giao dịch tại các xã, thị trấn vào ngày cố định hàng tháng, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ tạo điều kiện cho người nghèo và đối tượng chính sách khác  tiếp cận nguồn vốn tín dụng, có trách nhiệm trong việc trả nợ nên tỷ lệ thu hồi nợ và lãi đạt cao, không có nợ quá hạn và lãi tồn. Việc cho vay được bình xét công khai tại các tổ TK&VV, được UBND các xã, thị trấn phê duyệt. Các chính sách tín dụng, ưu đãi cũng được thông báo kịp thời, công khai tại điểm giao dịch giúp các đối tượng dễ tiếp cận nguồn vốn hơn. Do đó, chất lượng tín dụng được nâng cao, hết năm 2016, tỷ lệ nợ quá hạn toàn chi nhánh chiếm 0,14%/tổng dư nợ.

 

Đồng chí Vũ Đình Đoài, Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh cho biết: Sau 14 năm hoạt động, có thể khẳng định, tín dụng chính sách là một trong những điểm sáng trong “bức tranh” giảm nghèo của tỉnh. Đã có trên 361.000 lượt khách hàng là hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi đầu tư phát triển sản xuất. Nguồn vốn của NHCSXH đã góp phần giúp trên 78.000 lượt hộ thoát nghèo theo từng giai đoạn điều tra. Cùng với nguồn vốn đối ứng từ ngân sách Nhà nước đã giúp hộ nghèo xây dựng gần 18.000 ngôi nhà để ổn định đời sống; giúp các hộ dân tại 191 xã trong tỉnh xây dựng được trên 33.000 công trình NS&VSMT, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần xây dựng NTM; đã có gần 1.000 lao động là con hộ nghèo, hộ chính sách được đi xuất khẩu lao động để cải thiện thu nhập; trên 8,8 ngàn lao động trong tỉnh được tạo việc làm từ các dự án giải quyết việc làm; có trên 27.000 HS-SV là con hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học, tạo nguồn nhân lực có tri thức cho tương lai... 100% Chủ tịch UBND xã, phường tham gia vào Ban đại diện hội đồng quản trị cấp huyện, thành phố để tham gia quản lý hiệu quả nguồn vốn ưu đãi.

 

Năm 2017, NHCSXH tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ, đảm bảo an toàn nguồn vốn, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.

 

 

                                                                            Đinh Thắng

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Hòa Bình có bước đi đúng hướng tái cơ cấu nông nghiệp

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có bước đi đúng thực hiện lộ trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Cấp ủy, chính quyền và người dân trong tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới. Tỉnh đã bước đầu xây dựng được vùng sản xuất hàng hóa cây ăn quả có múi cho hiệu quả cao với 2 loại cây là cam và bưởi đỏ, đem lại thu nhập cao cho nông dân gắn với xây dựng nông thôn mới.

Tháo gỡ những “nút thắt” trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp

(HBĐT) - Hòa Bình được đánh giá là tỉnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp có hiệu quả, bước đầu tạo được sự chuyển động trong tư duy và tổ chức sản xuất trên cơ sở khai thác và phát huy các lợi thế, xây dựng các sản phẩm nông sản có lợi thế gắn với xây dựng nông thôn mới. Tuy vậy, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh vẫn còn khó khăn, bất cập cần giải quyết từ vấn đề nhận thức về tái cơ cấu; thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, huy động các nguồn lực; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; xây dựng chuỗi liên kết, hình thành chuỗi giá trị, nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp gắn với xây dựng NTM bền vững.

Huy động nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông

(HBĐT) - Những năm qua, Sở GTVT đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, góp phần thúc đẩy KT-XH. Tỉnh đã huy động hàng nghìn tỷ đồng đầu để đầu tư hạ tầng giao thông. Hầu hết các tuyến quốc lộ trên địa bàn được đầu tư nâng cấp. Một số tuyến đường tỉnh đang được cải tạo, nâng cấp như: đường 433 ( km 0 - km 23), đoạn Đà Bắc - Phù Yên - Sơn La; đường 431 (Chợ Bến- Quán Sơn)...

Thông tư 39 /2016/TT-NHNN của NHNN và những điểm mới cần biết trong chủ thể vay vốn cũng như phương thức cho vay

(HBĐT) - Ngày 30 tháng 12 năm 2016, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Thông tư 39/2016/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2017 và thay thế nhiều văn bản được ban hành trước đây.

576 ha được cấp giấy chứng nhận sản xuất an toàn

(HBĐT) - Đây là diện tích trồng trọt được các giấy chứng nhận sản xuất an toàn của toàn tỉnh. Trong đó có 276 ha được cấp giấy chứng nhận Vietgap, GlobalGap, PGS gồm: Trang trại sinh thái Trần Hoài Anh, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy 11,5 ha sản xuất thanh long và cam; nhóm sản xuất VietGap tại thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong 248 ha; công ty CP Skyfam sản xuất rau 8,7 ha tiêu chuyển GlobaGAP; liên nhóm sản xuất hữu cơ Lương Sơn sản uất rau với diện tích 3,9 ha, chứng nhận PGS.

Khẳng định chất lượng sản phẩm

(HBĐT) - Được thành lập vào tháng 9/2015, HTX nông, lâm, thủy sản Kỳ Sơn (xóm Tân Thành, xã Hợp Thành) có 15 xã viên, là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực nuôi thủy sản tại huyện Kỳ Sơn. Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, HTX đã từng bước khẳng định chất lượng sản phẩm, đem lại thu nhập khá cho xã viên và tạo hướng đi mới trong phát triển kinh tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục