(HBĐT) - Sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Thủy thường xuyên đối mặt với diễn biến cực đoan của thời tiết. Chính vì vậy, trong tái cơ cấu nông nghiệp, Yên Thủy huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành, tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện thành công dồn điền, đổi thửa, đưa cơ giới vào sản xuất, chuyển diện tích lúa cấy không ăn chắc, diện tích cây màu kém hiệu quả sang trồng cây các loại cây trồng có giá trị cao hơn như khoai sọ, mía tím, mướp đắng lấy hạt và cây dược liệu.
Trong đó, huyện đã thực hiện mô hình trồng cây dược liệu với cây cà gai được đưa vào gieo trồng từ năm 2015, quy mô 30 ha tại xã Đa Phúc. Mô hình đã có hiệu quả và đang được nhân diện tại các xã trên địa bàn với diện tích hiện có 260 ha, năng suất bình quân đạt 7 - 8 tấn/ha, cho sản phẩm tươi, đầu ra được ký kết với Công ty SOLAVINA Hòa Bình và HTX Nông lâm Bảo Hiệu với mức giá 15.000 - 17.000 đồng/kg sản phẩm tươi. Cây cà gai thu nhập từ 105-136 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí lãi đạt từ 65-91 triệu đồng/ha, cao hơn các cây trồng khác từ 10-13 triệu đồng/ha.
Năm 2017, huyện tiếp tục chuyển đổi 40 ha đất trồng ngô, lúa sang trồng một số cây dược liệu như ngưu tất, đương quy…Tập trung chỉ đạo dồn điền, đổi thửa, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, nâng cao mức sống người dân.
Bùi Thị Thư
Trưởng phòng NN&PTNT huyện Yên Thủy
(HBĐT) - Ngày 30 tháng 12 năm 2016, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Thông tư 39/2016/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2017 và thay thế nhiều văn bản được ban hành trước đây.
(HBĐT) - Đây là diện tích trồng trọt được các giấy chứng nhận sản xuất an toàn của toàn tỉnh. Trong đó có 276 ha được cấp giấy chứng nhận Vietgap, GlobalGap, PGS gồm: Trang trại sinh thái Trần Hoài Anh, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy 11,5 ha sản xuất thanh long và cam; nhóm sản xuất VietGap tại thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong 248 ha; công ty CP Skyfam sản xuất rau 8,7 ha tiêu chuyển GlobaGAP; liên nhóm sản xuất hữu cơ Lương Sơn sản uất rau với diện tích 3,9 ha, chứng nhận PGS.
(HBĐT) - Được thành lập vào tháng 9/2015, HTX nông, lâm, thủy sản Kỳ Sơn (xóm Tân Thành, xã Hợp Thành) có 15 xã viên, là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực nuôi thủy sản tại huyện Kỳ Sơn. Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, HTX đã từng bước khẳng định chất lượng sản phẩm, đem lại thu nhập khá cho xã viên và tạo hướng đi mới trong phát triển kinh tế.
(HBĐT) - Phong trào xây dựng NTM diễn ra sôi nổi ở xã Bắc Sơn (Kim Bôi), thu hút đông đảo nhân dân tham gia, trong đó có lớp NCT. Phát huy tinh thần “Tuổi cao - gương sáng”, NCT đã tự nguyện góp công, góp của làm đường GTNT, tham gia xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng con người mới tích cực làm giàu cho gia đình và xã hội, làm gương cho con cháu noi theo.
(HBĐT) - Năm 2016, Tổng hội NN & PTNT Việt Nam công bố các thương hiệu, sản phẩm được bình chọn “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam” sau gần 4 tháng bình chọn nghiêm túc trên 63 tỉnh, thành phố. Ban tổ chức đã khảo sát, bình chọn ngẫu nhiên với hơn 650 sản phẩm nông nghiệp của tất cả các vùng, miền trên cả nước, trong đó có 378 sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao... Lần đầu tiên có sản phẩm tham dự, rau hữu cơ huyện Lương Sơn là một trong 79 thương hiệu, sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt được vinh danh Vàng.
(HBĐT) - “Có hội hè, chúc tụng nhưng hơi hướng của Tết chỉ kéo đến hết ngày 4/2 (tức ngày 8 tháng giêng), ngay sau đó, người dân đã đồng loạt xuống đồng gieo cấy vụ chiêm - xuân. Làm cho kịp thời vụ, có năng suất, hiệu quả, đời sống được nâng cao thì mới lại có... hội hè”. Đó là lời bộc bạch của một người dân xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) vừa cấy xong nhánh mạ cuối cùng trên thửa ruộng màu mỡ ven QL 12B.