(HBĐT) - Theo báo cáo của Sở Công Thương, giá trị sản xuất công nghiệp tháng 2 trên địa bàn tỉnh ước đạt 2.150 tỷ đồng, lũy kế 2 tháng đầu năm ước đạt 4.120 tỷ đồng, tăng 16,06% so với cùng kỳ năm trước.
Công ty TNHH Pacific 100% vốn đầu tư Nhật Bản giải quyết việc làm cho gần 300 lao động trên địa bàn.
Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp 2 tháng đầu năm ước tăng 9,62% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3,0 triệu USD, lũy kế 2 tháng ước đạt 5,9 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 31,5 triệu USD, lũy kế 2 tháng ước đạt 62,1 triệu USD.
Linh Ngọc
(CTV)
(HBĐT) - Không có nước để gieo cấy, nhiều năm qua, nông dân ở xóm Cha Long, xã Tòng Đậu (Mai Châu) chuyên canh trồng rau sạch với nhiều sản phẩm đa dạng. Hướng đi này không chỉ biến khó khăn thành lợi thế mà còn đem lại kết quả thiết thực giúp bà con xóm Cha Long nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
(HBĐT) - Sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Thủy thường xuyên đối mặt với diễn biến cực đoan của thời tiết. Chính vì vậy, trong tái cơ cấu nông nghiệp, Yên Thủy huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành, tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện thành công dồn điền, đổi thửa, đưa cơ giới vào sản xuất, chuyển diện tích lúa cấy không ăn chắc, diện tích cây màu kém hiệu quả sang trồng cây các loại cây trồng có giá trị cao hơn như khoai sọ, mía tím, mướp đắng lấy hạt và cây dược liệu.
(HBĐT) - Tái cơ cấu ngành nông nghiệp hiểu một cách đơn giản nhất, tái là trên những nguồn lực hiện có ở các địa phương sẽ bố trí, cơ cấu lại các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp và có tiềm năng, lợi thế, có thị trường tiêu thụ để tập trung nguồn vốn đầu tư vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, nâng cao thu nhập bền vững cho người nông dân.
(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có bước đi đúng thực hiện lộ trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Cấp ủy, chính quyền và người dân trong tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới. Tỉnh đã bước đầu xây dựng được vùng sản xuất hàng hóa cây ăn quả có múi cho hiệu quả cao với 2 loại cây là cam và bưởi đỏ, đem lại thu nhập cao cho nông dân gắn với xây dựng nông thôn mới.
(HBĐT) - Hòa Bình được đánh giá là tỉnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp có hiệu quả, bước đầu tạo được sự chuyển động trong tư duy và tổ chức sản xuất trên cơ sở khai thác và phát huy các lợi thế, xây dựng các sản phẩm nông sản có lợi thế gắn với xây dựng nông thôn mới. Tuy vậy, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh vẫn còn khó khăn, bất cập cần giải quyết từ vấn đề nhận thức về tái cơ cấu; thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, huy động các nguồn lực; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; xây dựng chuỗi liên kết, hình thành chuỗi giá trị, nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp gắn với xây dựng NTM bền vững.
(HBĐT) - Những năm qua, Sở GTVT đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, góp phần thúc đẩy KT-XH. Tỉnh đã huy động hàng nghìn tỷ đồng đầu để đầu tư hạ tầng giao thông. Hầu hết các tuyến quốc lộ trên địa bàn được đầu tư nâng cấp. Một số tuyến đường tỉnh đang được cải tạo, nâng cấp như: đường 433 ( km 0 - km 23), đoạn Đà Bắc - Phù Yên - Sơn La; đường 431 (Chợ Bến- Quán Sơn)...