(HBĐT) - Khởi điểm xây dựng NTM từ năm 2011, xã Tu Lý (Đà Bắc) mới đạt 9 tiêu chí, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 53%, thu nhập bình quân đầu người đạt 16 triệu đồng/năm. Hết năm 2016, nhờ thực hiện tốt quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở đã tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, kết hợp với huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực đã giúp xã hoàn thành 16 tiêu chí, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.
Xã Tu Lý có 13 xóm, 1.557 hộ, 6.498 nhân khẩu, thu nhập bình quân đầu người tăng lên 21,5 triệu đồng/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 34,7%. Hiện xã có 12/13 xóm có nhà văn hóa; 100% người dân sử dụng thẻ BHYT; 4/4 trường đạt chuẩn quốc gia; 100% hộ dân sử dụng điện an toàn; trạm y tế đạt chuẩn theo quy định; tiêu chí giao thông đã cơ bản hoàn thành; bãi rác được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí 800 triệu đồng… Dự kiến năm 2017, xã hoàn thành thêm tiêu chí chợ nông thôn và đến năm 2019 hoàn thành 2 tiêu chí về thu nhập và hộ nghèo để cán đích NTM.
Nhờ thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, nhân dân xã Tu Lý (Đà Bắc) hiến 2.000 m2 đất xây dựng chợ trung tâm.
Để đạt được những kết quả đó, công tác dân vận, đặc biệt là việc thực hiện tốt QCDC ở cơ sở được lãnh đạo xã đánh giá là yếu tố cốt lõi. Đồng chí Nguyễn Văn Tuyển, Bí thư Đảng ủy xã Tu Lý cho biết: “Khi bắt tay thực hiện xây dựng NTM, xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của chương trình và vận động nhân dân tích cực tham gia. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc việc công khai kế hoạch xây dựng các công trình cho nhân dân nắm được thông qua các cuộc họp dân, tiếp xúc cử tri, hệ thống phát thanh của xã, đảm bảo “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Niêm yết chương trình, kế hoạch thực hiện, sơ đồ và bản đồ quy hoạch các hạng mục tại trụ sở UBND xã, nhà văn hóa các xóm để nhân dân tiện theo dõi, giám sát. Nhờ đó tạo niềm tin và sự đồng thuận cao trong nhân dân”.
Đặc biệt, trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), xã xác định việc phối hợp giữa Đảng uỷ, UBND xã với MTTQ, đoàn thể và các tổ chức CT-XH có vai trò hết sức quan trọng để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân khi triển khai thực hiện các chương trình, dự án liên quan trực tiếp đến đời sống dân sinh. Từ đó, các vấn đề người dân thắc mắc trong GPMB đã được giải quyết dứt điểm. Có nhiều cán bộ, đảng viên, hội viên là thành viên của MTTQ và các đoàn thể tích cực tham gia hiến đất, đóng góp ngày công trong các dự án xây dựng cơ bản như điểm định canh, định cư suối Kẻ Sâu thuộc xóm Mít; điểm tái định cư vùng thiên tai đặc biệt khó khăn xóm Cháu; dự án liên hồ từ xóm Tày Măng đi thị trấn Đà Bắc đến xã Hào Lý…
Ngoài ra, thực hiện công khai những nội dung để người bị thu hồi đất được biết như các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản của T.ư, của tỉnh, huyện có liên quan đến công tác GPMB; các bản vẽ chi tiết và bản đồ hiện trạng quy hoạch sử dụng đất, tổng diện tích thu hồi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư…Trong giai đoạn 2011-2015, xã thu hồi 38 ha đất với số tiền đền bù hơn 2,8 tỷ đồng; năm 2016, xã thu hồi 5.333 m2 đất và đền bù cho nhân dân 700 triệu đồng.
Nhờ thực hiện tốt việc công khai, minh bạch nên người dân tích cực tham gia bàn bạc, hiến đất xây dựng các công trình. Năm 2016 có 12 hộ dân xóm Tràng hiến 0,6 ha đất xây dựng bãi rác; trên 80 hộ hiến đất làm đường, xây chợ, kênh mương, trung tâm văn hoá xã với diện tích hơn 0,5 ha. Về giao thông đã khởi công xây dựng 12 tuyến đường, trong đó có 4 tuyến đã hoàn thành gồm 1 tuyến đường liên thôn đi xóm Riêng dài hơn 1km, 3 tuyến đường nội đồng thuộc các xóm Tày Măng, Mạ, Mít đi xóm Mè dài hơn 1km; 8 tuyến đường còn lại với tổng chiều dài hơn 12 km đang được đẩy nhanh tiến độ thi công. Về thuỷ lợi, xã có 4 công trình với tổng mức đầu tư 6 tỷ đồng. Qua đó phát huy tối đa vai trò chủ thể của nhân dân giúp xã thu hẹp khoảng cách về đích NTM.
Thanh Sơn
(HBĐT) - Trước đây, trên cánh đồng không mấy bằng phẳng của xóm Vín Hạ, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) người dân trồng sắn để cải thiện cuộc sống nhưng kết quả mong đợi không cao. Cũng với cánh đồng này, khi Dự án Giảm nghèo triển khai liên kết trồng và tiêu thụ mía đường kể từ niên vụ 2016, trong đó bà con được hỗ trợ giống, phân bón, kết nối với đơn vị tổ chức thu mua giúp đỡ về kỹ thuật và đầu ra sản phẩm, thu nhập của người dân đã có sự khác biệt, đời sống khấm khá hơn.
(HBĐT) - Ngày 14/1/2010, Tỉnh ủy đã triển khai thực hiện đề án “Củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát triển KT-XH và đảm bảo QP-AN 2 xã Hang Kia, Pà Cò”.
(HBĐT) - Những năm gần đây, cứ sau Tết Nguyên đán, lao động nông thôn lại rủ nhau rời quê hương đi tìm kiếm việc làm. Thực tế, đằng sau câu chuyện lao động ồ ạt xa xứ là những hệ lụy buồn đối với cả người ra đi và người ở lại. Vậy, đâu là giải pháp giữ chân người lao động tại địa phương?
(HBĐT) - Nam Thượng là một trong những xã đang có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế (CĐCCKT) khá năng động ở huyện Kim Bôi với hiệu quả kinh tế thiết thực. Để có được những bước chuyển đó không thể không nhắc đến xóm Bãi Xe, xóm được coi là lá cờ đầu trong phong trào CĐCCKT ở Nam Thượng.
(HBĐT) - Ở huyện vùng cao Đà Bắc ngày càng xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi đại gia súc, chứng tỏ là hướng phát triển kinh tế hiệu quả mang lại giá trị thu nhập cao cho người nông dân.
(HBĐT) - Trong tháng 2, tổng thu ngân sách Nhà nước của huyện Đà Bắc đạt 2,112 tỷ đồng, luỹ kế 2 tháng đầu năm đạt 2,36 tỷ đồng, bằng 14,08% dự toán HĐND huyện giao.