(HBĐT) - Chiều 11/4, đoàn công tác của UBND tỉnh đã có buổi làm việc, kiểm tra tình hình thực hiện chương trình xây dựng NTM tại TP. Hòa Bình. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.
TP. Hòa Bình có 7 xã thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Thu nhập bình quân năm 2016 của các xã đạt trên 31 triệu đồng/người/năm. Bình quân tiêu chí các xã đạt 17,8 tiêu chí/xã. Từ năm 2011 - 2016, tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng NTM trên địa bàn 7 xã là 656,462 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước 288,325 tỷ đồng; vốn lồng ghép 4 tỷ đồng; vốn tín dụng 327,111 tỷ đồng; nhân dân đóng góp 37,026 tỷ đồng. Năm 2015, có 3 xã đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM. Hiện nay, còn 4 xã chưa đạt chuẩn NTM, gồm xã Thống Nhất là xã phấn đấu về đích NTM năm 2016 hiện đang hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh Hòa Bình công nhận xã đạt chuẩn NTM trong tháng 4/2017. Xã Hòa Bình còn 4 tiêu chí chưa đạt là tiêu chí số 6, tiêu chí số 9, tiêu chí số 13, tiêu chí số 17. Xã Trung Minh còn 3 tiêu chí chưa đạt là tiêu chí số 6, tiêu chí số 13, tiêu chí số 15. Xã Thái Thịnh còn 3 tiêu chí chưa đạt là tiêu chí số 5, tiêu chí số 6, tiêu chí số 9.
UBND TP. Hòa Bình đã xây dựng kế hoạch chi tiết hoàn thành các tiêu chí còn thiếu theo lộ trình xã Hoà Bình phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2017; 2 xã Trung Minh và Thái Thịnh phấn đấu đạt chuẩn NTM vào năm 2018 và hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ công nhận TP.Hòa Bình đạt chuẩn NTM vào quý I/2019. Tại buổi làm việc, UBND TP.Hòa Bình đã nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong xây dựng NTM ở 3 xã Trung Minh, Hoà Bình, Thái Thịnh. Đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng ở xã Trung Minh do người dân không đồng tình với giá đền bù đất nông nghiệp. UBND thành phố đề nghị UBND tỉnh xem xét cấp hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng cho 3 xã phấn đấu về đích 2017-2018 với số tiền 31 tỷ đồng và bổ sung vào danh mục các dự án đầu tư thuộc đề án ổn định dân cư, phát triển KT - XH vùng chuyển dân sông Đà cho xã Thái Thịnh với 5 danh mục đầu công trình và dự kiến tổng mức đầu tư 75,5 tỷ đồng.
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: để năm 2018, TP.Hòa Bình về đích NTM theo lộ trình thì các xã phải đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản đã được phân bổ vốn trung hạn, nhất là xã Hoà Bình phải tập trung nguồn lực thực hiện các công trình xây dựng cơ bản, chậm nhất tháng 10 hoàn thành và làm hồ sơ đề nghị để tháng 12/2017 được công nhận xã NTM. Đối với xã Trung Minh cần làm tốt công tác tuyên truyền vận động người dân tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng để chuẩn bị công tác đầu tư. Đối với xã Thái Thịnh cần ưu tiên nguồn lực để thực hiện các công trình theo kế hoạch. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị TP.Hòa Bình chỉ đạo cơ quan chuyên môn rà soát lại các tiêu chí NTM ở tất cả các xã theo Quyết định 1980 của Thủ tướng Chính phủ để nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt. Đồng thời các xã phải đẩy mạnh phát triển sản xuất, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo chuỗi tạo giá trị thu nhập cao hơn cho người dân, phấn đấu đến năm 2018 thu nhập bình quân khu vực nông thôn của TP.Hòa Bình đạt 36 triệu đồng/người.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Sáng 10/4, Ban đại diện HĐQT NHCSXH TPHB tổ chức hội nghị đánh giá hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ công tác quý II. Dự hội nghị có lãnh đạo NHCSXH tỉnh, các thành viên ban đại diện HĐQT NHCSXH TPHB.
(HBĐT) - Trong quý I/2017, kết quả thu ngân sách Nhà nước của TP Hòa Bình cơ bản đạt tiến độ so với kế hoạch dự toán giao đầu năm và cao hơn cùng kỳ năm 2016. Theo đó, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước thực hiện 72.768 triệu đồng, đạt 21,6% so với dự toán HĐND thành phố giao, tăng 42,5% so cùng kỳ năm 2016. Trong đó, thu trong cân đối ước thực hiện 72.714 triệu đồng, đạt 22,1% so với dự toán, tăng 42,5% so với cùng kỳ; thu ngoài cân đối thực hiện 54 triệu đồng, đạt 0,6% so với dự toán HĐND thành phố giao, tăng 96,6% so cùng kỳ năm trước.
(HBĐT) - Xây dựng các mô hình hỗ trợ theo hình thức nhóm hộ nhằm cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, giúp các hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển các mô hình kinh tế cần sự đầu tư lớn như: nuôi dê sinh sản, bò lai Sind, gà thương phẩm… đó là cách làm mà một số xã đang thực hiện. Các nhóm hộ nuôi dê thương phẩm ở các xóm, xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Yên Thủy là ví dụ điển hình về cách giảm nghèo bền vững.
(HBĐT) - Sau nhiều năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, mặc dù đã huy động được sức người, sức của thực hiện các tiêu chí, song hiện nay, xã Ngổ Luông (Tân Lạc) mới đạt 11 tiêu chí. Còn nhiều tiêu chí khó cần chưa đạt, điển hình là tiêu chí về giao thông nông thôn.
(HBĐT) - Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cuối năm 2016, huyện Yên Thuỷ khuyến khích các xã phát triển mô hình trồng cây có múi. UBND huyện giao Trạm KN-KL thực hiện 3 mô hình về trồng cam an toàn thực phẩm với giống cam CS1, quy mô 5 ha tại xóm Cây Báy, xã Lạc Hưng với 9 hộ tham gia, tổng kinh phí thực hiện 237,1 triệu đồng; mô hình trồng bưởi Diễn an toàn thực phẩm, quy mô 5 ha tại thị trấn Hàng Trạm có 15 hộ tham gia với kinh phí thực hiện 227,95 triệu đồng; mô hình trồng bưởi Diễn cải tạo vườn tạp, quy mô 15 ha, trong đó tại xóm Đình, xã Phú Lai 5 ha; xóm Đồng Lạc, xã Đoàn Kết 5 ha; xóm Lòng, xã Yên Trị 5 ha với 56 hộ tham gia, tổng kinh phí thực hiện trên 987 triệu đồng, nhân dân đóng góp trên 410 triệu đồng.
(HBĐT) - Với vai trò là cầu nối đưa tiến bộ KH-KT đến với người dân, những năm qua, Trạm KN-KL huyện Lạc Sơn đã ứng dụng tiến bộ KH-KT xây dựng các mô hình trồng trọt và chăn nuôi đạt hiệu quả, giúp nông dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống.