(HBĐT) - Đến thời điểm này, hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh được ghi nhận là khá trầm lắng. Tuy nhiên vẫn xuất hiện nhiều cơ sở, đại lý bán hàng đa cấp cho các tổ chức được phép kinh doanh có trụ sở tại các tỉnh khác. Đây là một trong những khó khăn, trở ngại trong quản lý bán hàng đa cấp.

 

Theo kết quả tổng hợp doanh nghiệp bán hàng đa cấp thông báo hoạt động và chấm dứt, tạm ngừng hoạt động của Sở Công Thương, trên địa bàn có 23 doanh nghiệp thông báo hoạt động, trong đó có 5 doanh nghiệp đã tạm ngừng hoặc ngừng hoạt động, 18 doanh nghiệp còn hoạt động. Tuy nhiên có duy nhất Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy có địa điểm hoạt động tại địa phương là hộ kinh doanh cơ sở Ngọc Hải - số nhà 2, xóm 13, xã Sủ Ngòi (thành phố Hòa Bình), 17 cơ sở còn lại đều hoạt động từ năm 2014 đến nay nhưng không đăng ký địa điểm. Các doanh nghiệp đa cấp chủ yếu kinh doanh các mặt hàng thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, đồ gia dụng, trong đó, thực phẩm chức năng là mặt hàng có số lượng doanh nghiệp tham gia kinh doanh nhiều nhất (80%).

 

Kể từ năm 2015 đến nay, bám sát ý kiến chỉ đạo của UBND, Ban chỉ đạo 389 tỉnh và Sở Công Thương về tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh bán hàng đa cấp, Chi cục QLTT đã tập trung chỉ đạo Đội QLTT các huyện, thành phố thực hiện tốt nhiệm vụ, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Cụ thể, đã tập trung giám sát hoạt động của doanh nghiệp sau khi có giấy xác nhận tiếp nhận của Sở Công Thương về hồ sơ thông báo hoạt động bán hàng đa cấp, xác nhận thông báo thay đổi địa điểm tổ chức hội thảo về bán hàng đa cấp, xác nhận tiếp nhận thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo của doanh nghiệp. Giám sát thông tin hàng hóa kinh doanh, nội dung hội thảo, đào tạo có đúng, phù hợp với ngành nghề đăng ký, chức năng cho phép cùng với việc giám sát việc tuân thủ điều kiện đối với người tham gia bán hàng đa cấp, điều kiện đào tạo người tham gia bán hàng đa cấp trong các hội nghị, chương trình đào tạo. Tiếp thu phản ánh của người tiêu dùng, người tham gia bán hàng đa cấp và thành viên về hoạt động diễn ra trên địa bàn về chất lượng, nhãn hàng hóa.

 

Cùng với việc nắm bắt kịp thời các thông tin về hoạt động bán hàng đa cấp diễn ra, công tác phối hợp giữa các đơn vị chức năng liên quan trong quản lý hoạt động bán hàng đa cấp ngày càng được duy trì, chú trọng. Qua giám sát, các hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng trong hoạt động bán hàng đa cấp tuân thủ đúng quy định của pháp luật, có giấy xác nhận tiếp nhận của cơ quan QLNN, không có phản ánh từ khách hàng, người tiêu dùng trên địa bàn về chất lượng sản phẩm, phương thức mua bán cũng như cơ cấu mô hình kinh doanh bán hàng đa cấp.

 

Theo nhận định của đồng chí Trương Thanh Sơn, Phó Chi cục QLTT tỉnh: Bán hàng đa cấp vẫn là phương thức kinh doanh phức tạp, dễ phát sinh những biến tướng, vi phạm, gây mất ổn định môi trường kinh doanh và thiệt hại cho người tiêu dùng. Thực tế vẫn còn một bộ phận doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của pháp luật trong việc kiểm soát chưa đồng bộ, triệt để để có hành vi kinh doanh trái pháp luật thông qua các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử không đúng với bản chất công việc, huy động vốn của người tham gia, đầu tư tài chính, đầu tư ảo, kinh doanh hàng hóa trá hình… Hoạt động bán hàng được thực hiện thông qua mạng lưới những người tham gia cá nhân, không có địa điểm kinh doanh cố định nên gây khó khăn cho công tác giám sát, kiểm tra. Để tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh hàng đa cấp, lực lượng QLTT đang đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền pháp luật đến người dân và các cơ sở kinh doanh, buôn bán trên địa bàn, nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực hoạt động bán hàng đa cấp, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng và lành mạnh, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Phối hợp chặt chẽ hơn nữa với lực lượng chức năng ở các địa phương để gia tăng hoạt động giám sát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bán hàng đa cấp.

 

                                                                           Bùi Minh    

 

Các tin khác


Khởi sắc xã Đoàn Kết

Xã Đoàn Kết thuộc vùng sâu của huyện Yên Thủy, có trên 98% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu là dân tộc Mường. Trong những năm qua, nhân dân luôn giữ vững truyền thống đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương thoát khỏi diện khó khăn, hoàn thành các tiêu chí xã nông thôn mới (NTM).

Tháo gỡ "điểm nghẽn" trong triển khai dự án đầu tư trên khu du lịch hồ Hòa Bình

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, trên khu du lịch (KDL) hồ Hòa Bình hiện có 16 dự án đầu tư dịch vụ, văn hóa, du lịch được cấp phép hoặc cấp chứng nhận với diện tích sử dụng đất khoảng 1.444 ha, tổng nguồn vốn trên 3.300 tỷ đồng. Bên cạnh công tác thu hút đầu tư, tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, thực hiện mục tiêu phát triển KDL hồ Hòa Bình thành KDL quốc gia.

Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác lành mạnh giữa báo chí và doanh nghiệp

Trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024, chiều 16/3, đại diện các cơ quan báo chí, các doanh nghiệp, đại lý quảng cáo đã cùng nhau trao đổi, thảo luận để tìm ra những mô hình hợp tác mới hiệu quả giữa báo chí, doanh nghiệp và đại lý quảng cáo trong bối cảnh hiện nay.

Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024: Bàn thảo về thách thức và cơ hội của báo chí

Chiều 15/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ khai mạc Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024. Diễn đàn gồm 12 phiên họp, trong đó có 2 phiên toàn thể khai mạc, bế mạc và 10 phiên thảo luận với các chủ đề hấp dẫn, gắn với mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý báo chí.

Hiệu quả Đề án phát triển đàn trâu, bò trên địa bàn huyện Kim Bôi

Thực hiện đề án phát triển đàn trâu, bò giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, huyện Kim Bôi đã khai thác tiềm năng, lợi thế đất đai, khuyến khích người dân trên địa bàn mạnh dạn đầu tư thực hiện đề án phát triển đàn trâu, bò mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo, nâng cao mức sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục