(HBĐT) - Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Tân Lạc vừa tổ chức hội nghị đánh giá hoạt động tín dụng chính sách quý I, triển khai công tác tín dụng chính sách quý II.

Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, người dân xã Bắc Sơn, Tân Lạc đầu tư phát triển sản xuất nâng cao thu nhập.

 

Theo báo cáo, trong quý I, tổng nguồn vốn hoạt động của NHCSXH Tân Lạc là 283.006 triệu đồng, trong đó: nguồn vốn cân đối từ TƯ là 274.472 triệu đồng; nguồn vốn huy động từ địa phương là 7.834 triệu đồng; nguồn vốn ủy thác tại địa phương 700 triệu đồng. Doanh số cho vay đạt 57.126 triệu với 2.407 lượt khách hàng vay vốn. Doanh số thu nợ đạt 33.335 triệu đồng. Đến hết tháng 3, dư nợ 14 chương trình tín dụng chính sách đạt 282.006 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng đạt 9,2%. Nợ quá hạn trên địa bàn huyện là 314 triệu đồng, chiếm 0,11% tổng dư nợ, tăng 51 triệu đồng so với cuối năm 2016. Nợ quá hạn tập trung ở các chương trình cho vay hộ nghèo và hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn. Trong quý I phòng giao dịch đã lập hồ sơ xử lý nợ rủi ro (khoanh nợ và xoá nợ) 19 khoản vay, số tiền 360.096.705 đồng (trong đó, gốc 301.973.361 đồng, lãi 58.123.344 đồng). Lãi tồn đọng của các chương trình tín dụng là 913 triệu đồng; tăng 222 triệu đồng so với cuối năm 2016.

 

Đến nay, toàn huyện có 341 tổ TK&VV với 12.212 thành viên đang hoạt động tại các thôn, xóm; dư nợ do các Tổ TK&VV quản lý 281.804  triệu đồng, bình quân mỗi xã có 14 Tổ TK&VV, bình quân mỗi tổ có 36 thành viên và quản lý 825 triệu đồng. Qua đánh giá có 294 tổ hoạt động tốt, 46 tổ hoạt động khá và 1 tổ hoạt động trung bình, không có tổ yếu kém.

 

Trong quý II, Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Tân Lạc đặt mục tiêu: Nguồn vốn huy động tại địa ph­ương đạt 10.749 triệu đồng; d­ư nợ các chư­ơng trình tín dụng chính sách tăng trên 15% so với cuối năm 2016; nợ quá hạn dưới 0,1%/tổng dư nợ; lãi tồn đọng còn 700 triệu đồng; các thành viên Ban đại diện kiểm tra, giám sát 6 xã, thị trấn; các đơn vị nhận ủy thác kiểm tra 40% hội nhận ủy thác cấp xã.

 

                                                                            PV

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Cựu chiến binh xã Kim Sơn giúp nhau phát triển kinh tế

(HBĐT) - Hội CCB xã Kim Sơn (Kim Bôi) có 178 hội viên, sinh hoạt tại 4 chi hội. 70% hộ hội viên có mức thu nhập khá trở lên, tỷ lệ hộ nghèo chỉ chiếm 11%. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền xã, các hội viên CCB đoàn kết, nỗ lực giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

Vẫn khó quản lý bán hàng đa cấp

(HBĐT) - Đến thời điểm này, hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh được ghi nhận là khá trầm lắng. Tuy nhiên vẫn xuất hiện nhiều cơ sở, đại lý bán hàng đa cấp cho các tổ chức được phép kinh doanh có trụ sở tại các tỉnh khác. Đây là một trong những khó khăn, trở ngại trong quản lý bán hàng đa cấp.

Gấp rút triển khai Tổng điều tra kinh tế năm 2017

(HBĐT) - Ngày 24/4, UBND tỉnh đã tổ chức họp Ban chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế năm 2017 để phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.

Lương Sơn: Nợ quá hạn chiếm 0,27% tổng dư nợ

(HBĐT) - Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Lương Sơn vừa tổ chức hội nghị đánh giá hoạt động tín dụng chính sách quý I, triển khai công tác tín dụng chính sách quý II.

Nuôi bò nhốt vỗ béo ở xã Noong Luông

(HBĐT) - Cùng cán bộ xã Noong Luông (Mai Châu), chúng tôi đến thăm gia đình ông Hà Văn Tám - xóm Noong Luông. ông Tám cho biết: Gia đình tôi đang nuôi nhốt vỗ béo 5 con bò. Nhà tôi nuôi bò từ lâu nhưng toàn thả rông, gần đây mới bắt đầu nuôi nhốt. Gia đình tận dụng các sườn đồi để trồng được hơn 1.000 m2 cỏ, hàng ngày cắt cỏ cho bò ăn. Bò nuôi nhốt được tiêm phòng đầy đủ nên ít bị bệnh, khỏe mạnh. Bò chăm sóc tốt, 1 năm có thể xuất bán với giá từ 18 - 20 triệu đồng/con. Hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với nuôi thả rông.

Điểm tựa phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Cao Phong

(HBĐT) - Từ chương trình NTM đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đường làng, ngõ xóm, các công trình phúc lợi được đầu tư khang trang. Bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, mức sống của người dân từng bước được nâng lên. Để có được những kết quả này, theo đồng chí Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng BCĐ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM huyện Cao Phong là do người dân đã hiểu đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM. Từ đó, người dân đã trở thành nhân tố tích cực, cốt lõi trong thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM với sự đồng lòng, nhất trí cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục