(HBĐT) - Năm 2016 đánh dấu bước ngoặt của chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn trong quá trình phát triển công nghiệp, đô thị và xây dựng NTM. Huyện đã có 7/19 xã đạt chuẩn NTM, dẫn đầu toàn tỉnh. Những kết quả đạt được là cơ sở để có những bước đột phá trong quá trình phát triển KT-XH, phấn đấu trở thành huyện NTM vào năm 2020. Năm 2017, huyện phấn đấu có thêm 4 xã về đích NTM là Thanh Lương, Cao Răm, Tân Vinh và Cao Dương. Bình quân chung đạt 17,74 tiêu chí/xã, không có xã đạt dưới 15 tiêu chí.


Làng nghề gỗ lũa xóm Đoàn Kết, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương.

 Chung sức xây dựng NTM

Năm 2011, khi bắt tay vào triển khai xây dựng NTM, huyện Lương Sơn có xuất phát điểm tương đối thấp. Bình quân chỉ đạt 5,05 tiêu chí/xã, thu nhập đầu người mới đạt gần 10 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo trên 13%; kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ; đời sống người dân còn nhiều khó khăn... Trước tình hình trên, UBND huyện ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện phong trào "Lương Sơn chung sức xây dựng NTM” ở tất cả các ngành, địa phương, đơn vị trong toàn huyện.

Cùng với đó, huyện đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền về nội dung, ý nghĩa và tầm quan trọng của chương trình NTM trong nhân dân; sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư để xây dựng và hoàn thiện hạ tầng nông thôn. Tuy nhiên, theo người dân nơi đây, "mới” của NTM không chỉ là những con đường bê tông sạch, đẹp, cơ sở vật chất văn hóa hoàn thiện, trạm y tế khang trang... mà là sự ra đời và phát triển của nhiều mô hình sản xuất hiệu quả.

 Đồng chí Nguyễn Văn Danh, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Lợi thế lớn nhất của Lương Sơn là nông nghiệp. Bởi vậy, để nâng cao thu nhập cho người dân thì phải tạo được bước đột phá trong lĩnh vực này. Xác định thu nhập và chất lượng cuộc sống người dân là thước đo kết quả NTM. Vì vậy, Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM huyện Lương Sơn chỉ đạo các ngành, xã gắn xây dựng NTM với Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tăng cường hỗ trợ người dân ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất... Từ các nguồn hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình NTM và ngân sách huyện, tiếp tục mở rộng và phát triển các mô hình sản xuất rau hữu cơ, rau an toàn; mô hình cây ăn quả gắn với cải tạo vườn tạp; mô hình cải tạo và phát triển chăn nuôi. UBND huyện Lương Sơn, Viện Quản lý đất đai và phát triển nông thôn đã ký kết chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ. Đến nay, toàn huyện có 13 nhóm sản xuất rau hữu cơ và 3 HTX nông sản hữu cơ đang hoạt động hiệu quả với gần 200 thành viên. Tổng diện tích sản xuất rau hữu cơ 20,2 ha, tập trung ở 7 xã, thị trấn, cho thu nhập bình quân 200 triệu đồng/ha. Đến cuối năm 2016, số tiêu chí bình quân của huyện đạt 16/19 tiêu chí. Thu nhập bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,43%. Chất lượng giáo dục, y tế, văn hoá, môi trường được quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng. Hệ thống chính trị xã hội ở cơ sở không ngừng được củng cố và phát triển. Tình hình ANTT trên địa bàn các xã được giữ vững ổn định...

Nỗ lực về đích NTM

Để có được "bức tranh” khởi sắc hôm nay là công sức chung của chính quyền cũng như nhân dân. Tuy nhiên, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, hoạch định chiến lược phát triển vẫn là đầu tàu mang tính quyết định. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, huyện đã triển khai quy hoạch ngành, lĩnh vực, địa phương, KCN, quy hoạch NTM. Huyện đã xây dựng và tập trung các giải pháp triển khai hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM. Cùng với tái cơ cấu nông nghiệp, huyện đẩy mạnh phát triển CN-TTCN, thương mại, dịch vụ, du lịch...

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các xã đăng ký hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM trong năm 2017 cũng như các năm tiếp theo đang tập trung huy động tối đa mọi nguồn lực trong xã hội để xây dựng NTM; tăng cường công tác tuyên truyền để từng người dân, cộng đồng dân cư xác định rõ trách nhiệm, vai trò chủ thể trực tiếp thực hiện xây dựng NTM với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”. Các xã tranh thủ tối đa các nguồn đầu tư kết hợp với sự đóng góp của người dân để tập trung thực hiện từng tiêu chí một, ưu tiên nguồn lực cho các tiêu chí khó thực hiện.

Theo BCĐ các chương trình mục tiêu quốc gia huyện Lương Sơn, tổng nhu cầu nguồn vốn đầu tư dự kiến cho các xã phấn đấu về đích trong giai đoạn 2016-2020 là 949.295 triệu đồng, trong đó, ngân sách Nhà nước 434.851 triệu đồng; vốn tín dụng trên 305 tỷ đồng; các doanh nghiệp trên 105 tỷ đồng; dân đóng góp và các nguồn vốn khác trên 103 tỷ đồng. Nguồn vốn trên được phân theo các nhóm xã. Đối với các xã đã về đích giai đoạn 2011-2015, nhu cầu vốn để duy trì và nâng cao các tiêu chí trên 182 tỷ đồng; Nhóm các xã phấn đấu về đích giai đoạn 2016-2020, nhu cầu vốn dự kiến 766.990 triệu đồng.

"Để thực hiện mục tiêu trở thành huyện NTM vào năm 2020, huyện Lương Sơn tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, thi đua khen thưởng; đào tạo, tập huấn cho cán bộ cấp xã, thôn trực tiếp thực hiện chương trình. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất; ưu tiên phát triển sản phẩm hàng hoá chủ lực của huyện. Đồng thời chủ động lồng ghép các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã còn lại, ưu tiên hỗ trợ cho các xã đăng ký về đích năm 2017”- đồng chí Nguyễn Văn Danh, Phó Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh.

 

 

                                                                                         Đinh Thắng

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục