Đến nay, có 6/8 KCN đã được UBND tỉnh giao cho các doanh nghiệp làm chủ đầu tư hạ tầng, trong đó, 1 nhà đầu tư nước ngoài, 4 nhà đầu tư trong nước và 1 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban quản lý. Đã có 2 KCN cơ bản được đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật gồm: KCN Lương Sơn và KCN bờ trái sông Đà. 4 KCN đang triển khai đầu tư xây dựng một số công trình thiết yếu. KCN Mông Hóa diện tích quy hoạch 235 ha, hiện có 10 doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh. Ban quản lý phối hợp với chính quyền các địa phương và các ngành chức năng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, tham mưu cho lãnh đạo triển khai giải pháp huy động các nguồn lực từ ngân sách và doanh nghiệp để đầu tư kết cấu hạ tầng. Đã hoàn thành hồ sơ báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư tại KCN Mông Hóa (khoảng 50 ha) hiện đã được tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án. BQL đã tham mưu xây dựng cơ chế, thu hút các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, phối hợp với các ngành và địa phương đề xuất điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500, tập trung tháo gỡ khó khăn trong giải phóng mặt bằng, đầu tư tạ tầng. Dự kiến năm 2017 giải phóng khoảng 30 ha đất sạch để thu hút đầu tư.
KCN bờ trái sông Đà đã có hơn 15 ha đất thương phẩm để thu hút đầu tư.
Đối với KCN bờ trái sông Đà, diện tích khoảng 76 ha, hiện đã thu hút hơn 20 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đến nay, hạ tầng giao thông, hạng mục nhà ở công nhân đã hoàn thành, trạm xử lý nước thải công suất 1.500 m3/ngày, đêm đang được đẩy nhanh tiến độ, đã có hơn 15 ha mặt bằng sạch để thu hút đầu tư.
Đối với KCN Yên Quang, diện tích quy hoạch khoảng 200 ha, đến nay, nhà đầu tư là Công ty An Việt đang phấn đấu có khoảng 30 ha đất thương phẩm để thu hút đầu tư. Cùng với việc tham mưu cho tỉnh thực hiện các giải pháp đầu tư kết cấu hạ tầng KCN, BQL các KCN tỉnh tích cực phối hợp đẩy mạnh cải cách hành chính, thiết thực hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh theo tiến độ cam kết. Đến nay, các KCN của tỉnh đã thu hút được gần 70 dự án đầu tư với vốn đăng ký 412 triệu USD và 8.240 tỷ đồng. Đã có 45 dự án đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm cho hơn 15.000 lao động, đóng góp tích cực vào giá trị xuất khẩu và thu ngân sách Nhà nước của tỉnh. Một tín hiệu khả quan thu hút đầu tư là nhiều doanh nghiệp tiếp tục đăng ký mở rộng sản xuất. Nhiều doanh nghiệp đăng ký và nghiên cứu đầu tư dự án, kể cả các dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng các KCN.
Tuy nhiên, theo đánh giá của BQL các KCN tỉnh, do điểm xuất phát của tỉnh thấp; tiềm lực nội tỉnh còn khó khăn; kết nối hạ tầng giao thông giữa tỉnh với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ còn hạn chế; hệ thống hạ tầng kết nối ngoài hàng rào KCN hầu hết chưa được đầu tư xây dựng… Để giải quyết những "nút thắt” này, BQL các KCN tỉnh và các ngành chức năng thực hiện các giải pháp đầu tư hạ tầng các KCN theo hướng đồng bộ, hiện đại, từng bước giảm giá thuê đất thương phẩm, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, sớm đưa các dự án đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
L.C
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các cấp ủy, chính quyền TP Hòa Bình quan tâm chỉ đạo tăng cường giải pháp thu NSNN để đáp ứng yêu cầu phát triển. Trong đó đã tập trung chỉ đạo, đôn đốc thu thường xuyên, nhất là các khoản thu khó, thu nợ đọng nên kết quả thu ngân sách đạt khá.
(HBĐT) - Theo báo cáo của NHCSXH tỉnh, thực hiện chương trình cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đời sống khó khăn theo Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013, đến hết tháng 5, toàn tỉnh có 3.046 hộ ở 10 huyện còn dư nợ với tổng số tiền 45.422 triệu đồng.