(HBĐT) -
Luật HTX năm 2012 đã quy định các nội dung hỗ trợ, ưu đãi dành cho HTX. Để triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển HTX theo Quyết định số 2261, ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 110, ngày 13/11/2015 về việc hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020. Theo đó, tỉnh ta bước đầu thực hiện các chính sách như: hỗ trợ thành lập mới HTX; chính sách đất đai; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; ưu đãi hỗ trợ tín dụng; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực; xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm. Đây là các chính sách rất cần thiết hỗ trợ các HTX thành lập mới trong khởi nghiệp.
HTX chăn nuôi gà đồi Hương Nhượng (Lạc Sơn) có
13 thành viên. Hiện HTX chưa được tiếp cận với các chính sách hỗ trợ HTX khởi
nghiệp.
Những điểm sáng trong hỗ trợ HTX
Giai đoạn 2013-2016, toàn tỉnh thành lập mới 80 HTX,
riêng năm 2016 đã thành lập mới 32 HTX. Đặc biệt, một số HTX sản xuất theo
chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao như: HTX cam, HTX rau an toàn,
HTX cá sông Đà. Năm 2016, UBND tỉnh đã phân bổ kinh phí 900 triệu đồng hỗ trợ
các HTX thành lập mới trong giai đoạn 2013 – 2016, bình quân 15 triệu đồng/HTX.
Từ năm 2014 - 2016, các chương trình bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ quản lý HTX
trên địa bàn tỉnh được chú trọng với kinh phí 1.140 triệu đồng.
Bên cạnh đó, quỹ phát triển KHCN cấp tỉnh hàng năm
dành một phần kinh phí hỗ trợ các HTX đổi mới, ứng dụng KHCN. Giai đoạn 2014 –
2016, quỹ đã hỗ trợ 4 HTX vay vốn ứng dụng công nghệ mới vào quá trình sản xuất,
tiêu thụ sản phẩm với tổng kinh phí hỗ trợ 1.450 triệu đồng, trong đó có 1 HTX
đang khởi nghiệp. Điển hình là HTX Nông nghiệp và dịch vụ Phúc Linh là HTX mới
khởi nghiệp tại huyện Cao Phong tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học
"Đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp để phát triển HTX Nông nghiệp kiểu
mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”, được
UBND tỉnh phê duyệt thực hiện trong năm 2017.
Vẫn còn những khó khăn
Hiện nay mới có 12,27% HTX trong toàn tỉnh được giao
đất làm trụ sở và thuê đất để SX- KD, còn 87,73% HTX chưa có đất xây dựng trụ
sở và SX-KD, trụ sở chủ yếu tại nhà riêng của lãnh đạo HTX hoặc UBND xã, phường,
đất sản xuất của HTX chủ yếu trên đất của các hộ thành viên là chính. Do vậy,
một trong những khó khăn lớn nhất của các HTX trong khởi nghiệp là thiếu đất để
làm trụ sở, làm cơ sở và mở rộng phát triển SX-KD, dịch vụ.
Việc tiếp cận chính sách vay vốn tín dụng ngân hàng và
vốn của quỹ hỗ trợ phát triển HTX còn ít. Năm 2016, trên địa bàn tỉnh có khoảng
28 HTX (chiếm 10,11% tổng số HTX trong toàn tỉnh) được vay vốn từ các ngân hàng
thương mại và ngân hàng chính sách với tổng dự nợ 5.782 triệu đồng (khoảng 0,03
- 0,05% tổng dư nợ của tỉnh). Các HTX trong khởi nghiệp tiếp cận chính sách vay
vốn tín dụng từ ngân hàng hiện rất khó khăn do tài sản đảm bảo của các HTX và
nhìn nhận đánh giá tín nhiệm của ngân hàng thương mại đối với các HTX thấp.
Thời gian qua, kinh phí hỗ trợ cho các HTX nói chung
và HTX khởi nghiệp nói riêng trong xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường rất
hạn hẹp, HTX được hỗ trợ còn ít. Hiện nay, mới có một số HTX khởi nghiệp được
hỗ trợ trong xúc tiến thương mại như: huyện Lương Sơn hỗ trợ 1 HTX xây dựng cửa
hàng bán và giới thiệu sản phẩm. Huyện Lạc Thủy xây dựng 1 cửa hàng cung ứng
nông sản, thực phẩm an toàn từ nguồn ngân sách huyện và giao cho 1 HTX quản lý.
Năm 2016 có 2 sản phẩm của HTX được hỗ trợ xây dựng và cấp chứng nhận nhãn hiệu
tập thể là "Nhãn Sơn Thủy – huyện Kim Bôi” và "Rau su su – huyện Tân Lạc” với
tổng kinh phí 380 triệu đồng, đồng thời có 1 HTX được cấp phép sử dụng chỉ dẫn
địa lý "Cam Cao Phong”.
Tìm giải pháp tháo gỡ
Đồng chí Trần Văn Thành, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh
cho biết: Trong thời gian qua, các chính sách hỗ trợ HTX trong khởi nghiệp trên
địa bàn tỉnh đã được thực hiện và có vai trò không nhỏ hỗ trợ các HTX khởi
nghiệp ổn định tổ chức hoạt động, phát triển SX-KD có hiệu quả, đóng góp tích
cực vào phát triển KT-XH của địa phương, giúp địa phương đạt được tiêu chí số
13 trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM. Tuy nhiên, vấn đề thực thi các
chính sách hỗ trợ HTX hiện nay còn nhiều bất cập, chưa thực sự được quan tâm
và thiếu nguồn lực để thực hiện. Đa số
HTX khởi nghiệp chưa có trụ sở làm việc, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất; thiếu đất đai được quy hoạch thành vùng sản xuất chuyên canh. Vốn
hoạt động của các HTX trong khởi nghiệp ít, khó tiếp cận với các nguồn vốn tín
dụng, kể cả với nguồn vốn vay ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX. Vấn đề xúc
tiến thương mại còn nhiều hạn chế, thiếu nguồn vốn hỗ trợ, ít HTX khởi nghiệp
tiếp cận được. Chính sách tạo điều kiện cho các HTX tham gia các chương trình
mục tiêu, chương trình phát triển KT-XH địa phương chưa được quan tâm.
Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên
và người dân nhận thức chưa đầy đủ về bản chất, vị trí và vai trò của kinh tế
hợp tác, HTX; chưa phân biệt rõ mô hình HTX kiểu mới với mô hình HTX kiểu cũ.
Còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong việc hướng dẫn,
tuyên truyền và triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước đối với HTX. Chất lượng nguồn nhân lực trong HTX khởi nghiệp còn
yếu. Đội ngũ cán bộ quản lý HTX hạn chế về năng lực quản lý, thiếu sự năng động
mà hoạt động trong nền kinh tế thị trường cần phải có. Trình độ lao động trong
HTX đa số tay nghề thấp và lao động thời vụ là chủ yếu...
Do đó, giải pháp để hỗ trợ HTX khởi nghiệp trên địa
bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020 là tập trung thực hiện các chính sách hỗ trợ
HTX. Trong đó cần có cơ chế, chính sách để khuyến khích các ngân hàng thương
mại đẩy mạnh cho HTX nông nghiệp vay vốn; cơ chế, chính sách để các HTX được hỗ
trợ về đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các HTX nông nghiệp. Đề
nghị UBND tỉnh ban hành quy định về trình tự, thủ tục và mức hỗ trợ kinh phí
cho các HTX thành lập mới. Đồng thời, bố trí kinh phí từ nguồn vốn ngân sách
tỉnh, nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng NTM, nguồn hỗ trợ của Trung ương,
nguồn vốn sự nghiệp của các ngành, các cấp để tổ chức triển khai hiệu quả chính
sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng đối với HTX nông nghiệp...
Đinh Thắng
(HBĐT) - Xóm Yên Tân, xã Lạc Lương (Yên Thủy) có diện tích đồi rừng khá lớn. Đây là điều kiện để người dân khai thác lợi thế, phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Theo lời kể của đồng chí Bùi Văn Phầy, Chủ tịch HĐND xã, nhiều năm về trước, một số hộ dân đã tự phát nuôi ong nhưng phải đến khi Dự án Giảm nghèo triển khai các chương trình hỗ trợ sinh kế ở vùng dự án, chấp thuận đề xuất của các nhóm hộ trong đầu tư, hỗ trợ, nghề nuôi ong lấy mật mới thực sự trở thành hướng đi rõ rệt, tiếp cận thị trường và kinh tế hàng hóa.
(HBĐT) - Ngày 25/7, Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Kim Bôi tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm, đề ra phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
(HBĐT) - Cửa hàng Nông sản Hòa Bình FTT vừa chính thức khai trương vào cuối tháng 7 tại điểm chợ Phương Lâm – thành phố Hòa Bình. Đây là cửa hàng đầu tiên do nhóm cộng sự tâm huyết của chi cục Trồng trọt & BVTV triển khai cung ứng.
(HBĐT) - Nhờ nguồn vốn chính sách của NHCSXH, nhiều năm qua, đồng bào Mông xã Hang Kia (Mai Châu) đã có vốn để đầu tư nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả. Nhiều gia đình đã vay vốn NHCSXH để đầu tư trồng trọt, chăn nuôi bò, lợn sinh sản. Theo đánh giá, nguồn vốn chính sách đã trở thành người bạn đồng hành của người dân trong hành trình xoá đói - giảm nghèo. Qua rà soát, đến nay xã còn 281 hộ nghèo, chiếm 45,62% và 119 hộ cận nghèo, chiếm 19,32%.
(HBĐT) - Những năm qua, NHCSXH tỉnh đã bám sát chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chương trình phát triển KT - XH của địa phương để triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi, giúp nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách có cơ hội vươn lên thoát nghèo bền vững.
(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm 2017, có 627 lượt hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn TP Hòa Bình được vay vốn tín dụng chính sách, doanh số cho vay đạt 11.623 triệu đồng, bằng 100,4% doanh số cho vay của cùng kỳ năm 2016.