(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, huyện Cao Phong đã tăng cường các đợt kiểm tra VTNN và ATTP trong nông nghiệp. Qua đó, phát hiện, xử phạt đối với 5 cơ sở vi phạm các điều kiện kinh doanh VTNN và ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp, thu nộp ngân sách Nhà nước 12,5 triệu đồng.


Kiểm tra các điều kiện kinh doanh vật tư nông nghiệp tại các cơ sở buôn bán thuốc thú y, thuốc BVTV thị trấn Cao Phong. 

Cụ thể, huyện đã phối hợp với Chi cục Trồng trọt và BVTV xử lý 2 cơ sở kinh doanh giống cây ăn quả có múi với lỗi hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh xử lý 1 cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi tại khu 2 - thị trấn Cao Phong vi phạm lỗi để lẫn thức ăn chăn nuôi với hàng hóa là chất tẩy rửa.

Đoàn kiểm tra liên ngành của huyện xử lý 3 cơ sở vi phạm các lỗi: treo sản phẩm quảng cáo thuốc BVTV trên cột điện nơi công cộng, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV, kinh doanh hàng hóa có nhãn nhưng không ghi đủ các nội dung bắt buộc. Các hành vi vi phạm được xử lý nghiêm theo quy định, trong đó 1 cơ sở kinh doanh giống cây ăn quả có múi ở khu 8 – thị trấn Cao Phong bị đình chỉ hoạt động.

Ngoài ra, lực lượng chức năng huyện còn phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản kiểm tra ATTP tại 3 cơ sở sản xuất giò chả, qua đó đã nhắc nhở, tuyên truyền, vận động các cơ sở thực hiện tốt các quy định của pháp luật.


                                                                                    Bùi Minh


Các tin khác

Không có hình ảnh

Liên minh Hợp tác xã khởi động thực hiện kế hoạch khởi nghiệp của tỉnh

(HBĐT) - Luật HTX năm 2012 đã quy định các nội dung hỗ trợ, ưu đãi dành cho HTX. Để triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển HTX theo Quyết định số 2261, ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 110, ngày 13/11/2015 về việc hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020. Theo đó, tỉnh ta bước đầu thực hiện các chính sách như: hỗ trợ thành lập mới HTX; chính sách đất đai; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; ưu đãi hỗ trợ tín dụng; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực; xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm. Đây là các chính sách rất cần thiết hỗ trợ các HTX thành lập mới trong khởi nghiệp.

Lập nghiệp bằng mô hình VAC

(HBĐT) - Mồ côi cha từ nhỏ, nên sau khi tốt nghiệp THPT năm 2004, anh Bùi Huy Chương, xóm Minh Sơn, xã Yên Trị (Yên Thủy) quyết định ở nhà phụ giúp gia đình và có ý định lập nghiệp trên mảnh đất quê hương.

Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng ước đạt trên 253 triệu USD

(HBĐT) - Theo báo cáo của Sở Công thương, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm ước đạt 253,650 triệu USD, tăng 52,24% so với cùng kỳ, đạt 54,55% kế hoạch năm. Trong đó: xuất khẩu hàng hóa ước đạt 235,950 triệu USD, tăng 57,71% so với cùng kỳ, đạt 55 % kế hoạch năm; xuất khẩu dịch vụ ước đạt 17,700 triệu USD, tăng 4,12% so với cùng kỳ, đạt 49,17% kế hoạch năm.

Hơn 300 ĐVTN tiêu biểu tham dự tọa đàm “Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tỉnh Hoà Bình”

(HBĐT) - Sáng ngày 26/7, tại TP Hoà Bình, Sở KH&CN tỉnh phối hợp với Sở KH-ĐT, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Ban QL Khu công nghệ cao Hoà Lạc tổ chức buổi toạ đàm "Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tỉnh Hoà Bình”. Tới dự có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo các UBND huyện, thành phố cùng đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hiệp hội Du lịch, Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ...Buổi tạo đàm có sự tham gia của trên 300 đoàn viên thành niên (ĐVTN) trên toàn tỉnh được lựa chọn, hầu hết đã và đang có nhiêu mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả hoặc có mong muốn, khát khao khởi nghiệp trong thời gian tới đây.

Người mở đường lập nghiệp trên lòng hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Năm 1978, theo tiếng gọi của Đảng, ông Nguyễn Văn Chiến ở huyện Đan Phượng, Hà Tây (cũ) cùng 100 thanh niên trong xã lên vùng lòng hồ, xóm Vôi, xã Thái Thịnh (TP Hòa Bình) khai phá. Sau 3 năm lao động, ông gắn bó với mảnh đất này và quyết định ở lại lập nghiệp từ hai bàn tay trắng. Sau gần 40 năm, ông đã gây dựng được cơ ngơi với căn nhà sàn lớn nằm giữa 10 ha bưởi Diễn, mỗi năm cho thu nhập vài trăm triệu đồng. Nhưng tài sản lớn nhất đối với ông là nghị lực, ý chí vượt qua gian khổ để cho con cháu học tập.

Nghề nuôi ong lấy mật ở xóm Yên Tân

(HBĐT) - Xóm Yên Tân, xã Lạc Lương (Yên Thủy) có diện tích đồi rừng khá lớn. Đây là điều kiện để người dân khai thác lợi thế, phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Theo lời kể của đồng chí Bùi Văn Phầy, Chủ tịch HĐND xã, nhiều năm về trước, một số hộ dân đã tự phát nuôi ong nhưng phải đến khi Dự án Giảm nghèo triển khai các chương trình hỗ trợ sinh kế ở vùng dự án, chấp thuận đề xuất của các nhóm hộ trong đầu tư, hỗ trợ, nghề nuôi ong lấy mật mới thực sự trở thành hướng đi rõ rệt, tiếp cận thị trường và kinh tế hàng hóa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục