(HBĐT) - Những năm gần đây, huyện Cao Phong đã khai thác tốt lợi thế so sánh phát triển nông nghiệp hàng hóa và du lịch dịch vụ gắn với thực hiện các chương trình đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững.



Người dân xóm Chẹo Ngoài 1, xã Nam Phong (Cao Phong) đầu tư trồng mía tăng thu nhập.

Tận dụng tiềm năng, thế mạnh về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Cao Phong đã tập trung chỉ đạo và thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ giống, vốn, KH - KT, định hướng người dân đầu tư thâm canh, phát triển sản xuất hàng hóa với 2 giống cây chủ lực là mía và cây có múi đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo bước nhảy vọt trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, diện tích mía khoảng 2.400 ha, cây ăn quả có múi trên 2.100 ha. Nhiều hộ trồng cam, mía ở Cao Phong đã có cuộc sống ổn định và làm giàu từ nông nghiệp. Trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều trang trại và hộ dân thu nhập từ trồng cam, quýt đạt trên 500 triệu đồng/ha. Trong đó có một số hộ điển hình thu nhập trên 1 tỷ đồng. Cùng với duy trì, phát triển và nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia súc, thủy sản, huyện đang khai thác tốt tiềm năng, đặc thù để phát triển du lịch, dịch vụ, tạo hướng đi bền vững. Huyện đã xây dựng và hình thành nhiều điểm du lịch có sức hút như quần thể hang động núi Đầu Rồng (thị trấn Cao Phong), xây dựng các tuor du lịch tâm linh chùa Khánh - chùa Quèn Ang, bản Mường Giang Mỗ - xã Bình Thanh, các điểm du lịch trên hồ Hòa Bình...

Cùng với định hướng đúng đắn xây dựng và khai thác các lợi thế đặc thù trong sản xuất nông nghiệp, phát triển dịch vụ, du lịch, huyện Cao Phong còn lồng ghép và thực hiện tốt chương trình giảm nghèo bền vững. Trong giai đoạn 2016- 2020, huyện đặt ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 3%/năm. Để thực hiện mục tiêu này, việc bố trí cho các dự án giảm nghèo các cấp được kịp thời, đầy đủ, phát huy sự tham gia của cộng đồng. Các chương trình giảm nghèo và an sinh xã hội được thực hiện tốt. Hộ nghèo, cận nghèo được tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận các chương trình, dự án, chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm, xóa đói - giảm nghèo của Nhà nước. Nhiều gia đình nghèo và cận nghèo đã được tiếp cận chính sách vay vốn tín dụng, có điều kiện đầu tư thâm canh, mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Từ đầu năm đến nay đã có gần 800 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo được vay vốn với tổng số vốn trên 25 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, huyện chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng, phục vụ sản xuất và dân sinh; thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững như: hỗ trợ người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, đối tượng bảo trợ xã hội về y tế, giáo dục, nhà ở, tiền điện, trợ giúp pháp lý cho người nghèo và chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù... Trong 6 tháng đầu năm 2017, toàn huyện có 32.864 đối tượng được cấp thẻ BHYT, trong đó có 3.699 người thuộc diện hộ nghèo; 21.088 người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại các vùng điều kiện KT-XH khó khăn, đặc biệt khó khăn; 1.382 người thuộc hộ cận nghèo; 432 đối tượng bảo trợ xã hội; 479 người cao tuổi; 5.761 trẻ em dưới 6 tuổi và 23 người Kinh sống ở vùng 135. Hỗ trợ tiền điện cho 2.397 lượt hộ nghèo với kinh phí 704.718 triệu đồng. Trong 6 tháng, huyện tạo việc làm mới cho 627 lao động, đạt 56% kế hoạch tỉnh giao…

Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 21,87%; cận nghèo trên 12,12%. Năm 2017, huyện phấn đấu giảm 3,5% hộ nghèo, 2% hộ cận nghèo. Để đạt được chỉ tiêu đề ra, thời gian tới, huyện Cao Phong tiếp tục tập trung thực hiện các nhóm giải pháp chính như: Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện từ huyện đến cơ sở. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến cán bộ và nhân dân để nâng cao nhận thức về chương trình giảm nghèo bền vững. Triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách giảm nghèo Nhà nước ban hành, đảm bảo cho các đối tượng hộ nghèo được thụ hưởng đúng, đủ, kịp thời. Lồng ghép thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nói chung và chính sách giảm nghèo đặc thù cho 4 xã, 16 xóm vùng 135 trên địa bàn huyện nói riêng lồng ghép với chương trình xây dựng NTM và dự án phát triển KT-XH chung của huyện. Tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho lao động nông thôn, đẩy mạnh chuyển giao KH - KT vào sản xuất, dạy nghề cho nông dân…

Hương Lan

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Duyệt phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư 4 công trình

(HBĐT) - Thực hiện công tác quản lý đô thị, trong tháng 7, TP Hòa Bình đã duyệt phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư 4 công trình, dự án, gồm: Đường nối từ QL6 vào dự án sân golf, công trình đô thị miền núi phía Bắc (đợt 4), mở rộng phía Đông Nam khu dân cư Bắc Trần Hưng Đạo, xã Sủ Ngòi; đường vào xóm Đậu Khụ, xã Thống Nhất. Đồng thời, đề nghị ra thông báo thu hồi đất các loại đối với 8 dự án, tổng diện tích 112.174,2 m2.

Trên 9 tỷ đồng thực hiện tiêu chí số 17

(HBĐT) - Những năm qua, công tác bảo vệ môi trường được thực hiện với nhiều hình thức, nội dung đa dạng, phong phú thông qua các phương tiện truyền thông và hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội. Phong trào "nhà sạch - vườn đẹp - môi trường trong lành - ngõ xóm văn minh” tại các xã, thôn, xóm được triển khai ngày càng tích cực, hiệu quả.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đề nghị EVN đẩy mạnh cổ phần hóa

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đẩy mạnh cổ phần hóa.

Nhãn Sơn Thủy được mùa, được giá

(HBĐT) - Lại thêm 1 năm nữa Sơn Thủy (Kim Bôi) được mùa nhãn. Sơn Thủy đang hân hoan bước vào vụ thu hoạch nhãn mới. Trên mọi nẻo đường, nông dân hứng khởi thu hoạch nhãn, khách hàng các tỉnh dập dìu về thu mua. Cùng đi với anh Bùi Văn Dũng, cán bộ khuyến nông xã Sơn Thủy, chúng tôi đến thăm một số gia đình đang thu hoạch nhãn ở xóm Khoang, xã Sơn Thủy. Anh Dũng bảo, người dân Sơn Thủy giờ có hàng trăm triệu sau mỗi vụ nhãn. Từ nguồn thu từ nhãn, đời sống, bộ mặt nông thôn của xã thay đổi nhiều. Nhiều hộ dân trong xã đã có ô tô đời mới, xây nhà, cho con cái ăn học đàng hoàng từ trồng nhãn. Trong xã đã lắp đặt thêm dịch vụ chuyển tiền để phục vụ các nhu cầu thanh toán, tiêu dùng thương mại, dịch vụ.

60 trang trại được cấp giấy chứng nhận

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, đến nay, tổng số trang trại trên địa bàn huyện đạt tiêu chí từ 2 ha trở lên có 72 trang trại, 60 trang trại đã được cấp giấy chứng nhận. Trong đó, 35 trang trại tổng hợp, 20 trang trại chăn nuôi, 10 trang trại trồng trọt, 5 trang trại nuôi trồng thuỷ sản và 2 trang trại trồng cây lâm nghiệp.

Toàn tỉnh trồng rừng đạt trên 75% kế hoạch

(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch trồng mới 7.130 rừng năm 2017, các huyện, thành phố trong tỉnh đã tích cực chuẩn bị mặt bằng, nguồn nhân lực, phát dọn thực bì. Các cơ sở sản xuất giống chủ động gieo ươm, sản xuất cây giống lâm nghiệp các loại đảm bảo chất lượng. Đồng thời, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các chủ rừng và dự án đẩy nhanh tiến độ trồng và bảo vệ rừng trồng theo kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục