(HBĐT) - Tham gia quân ngũ năm 1986, trở về quê năm 1989 với hai bàn tay trắng, cuộc sống vô cùng khó khăn, tuy nhiên, với ý chí, nghị lực của bộ đội Cụ Hồ, CCB Đinh Đức Thọ, xóm Bưa Lay, xã Địch Giáo (Tân Lạc) đã chủ động vay vốn, phát triển kinh tế. ông trở thành một trong những hội viên tiên phong trong việc áp dụng các cây trồng mới mang lại giá trị kinh tế cao, xóa đói - giảm nghèo hiệu quả.


Do địa hình, Bưa Lay là một trong những xóm của xã Địch Giáo không có ruộng cấy. Chính vì vậy, từ nhiều năm nay, người dân nơi đây chủ yếu sống nhờ cây ngô, cây sắn và đi làm thuê. Diện tích vườn ít, năm trồng 2 vụ ngô để có tiền trang trải cuộc sống và nuôi con ăn học, ông Thọ và vợ phảiù buôn bán đủ thứ. Tuy nhiên, vì tuổi mỗi ngày mỗi già, đi chợ không còn phù hợp, ông Thọ nghĩ đến hướng đầu tư bền vững hơn. Năm 2013, ông chuyển đổi toàn bộ đất vườn trước đây trồng ngô đầu tư trồng cây ăn quả. "Khi đó, bưởi đỏ và cam đang là thế mạnh của Tân Lạc nên gia đình tôi quyết tâm đầu tư để trồng bưởi đỏ và cam” - ông Thọ chia sẻ. Hiện nay, gia đình ông có hơn 200 gốc cam, bưởi đang vào vụ thu hoạch năm thứ 2. Để lấy ngắn nuôi dài, trong vườn cam, bưởi, ông Thọ nuôi gà và ngan, vịt để bán trứng, bán thịt. Ngoài ra, ông nhận thầu ao của Hội CCB xã nuôi cá. ở nhà, ông đầu tư máy xay xát và bán hàng tạp hóa. Nhờ mạnh dạn đầu tư làm ăn, trung bình hàng năm, gia đình ông thu hơn 100 triệu đồng từ vườn cây, ao cá và chăn nuôi lợn, gia cầm.


CCB Đinh Đức Thọ (giữa) trao đổi với các hội viên CCB huyện Tân Lạc về mô hình trồng cây sa chi của gia đình.

Thành công với mô hình trang trại, mới đây, ông Thọ mạnh dạn trồng cây sa chi. Đây là cây dược liệu mới đang được gieo trồng tại những vùng điều kiện khí hậu thuận lợi. ông Thọ cho biết: Cuối năm 2016, nhận thấy cuộc sống của người dân khó khăn khi không có ruộng cấy, xã đã học tập kinh nghiệm ở nhiều nơi và nhận thấy sa chi là một giống cây dược liệu mới có giá trị kinh tế cao và phù hợp với nhiều loại thổ nhưỡng nên đã quyết định đem về địa phương giới thiệu để bà con cùng trồng. Sau khi nghe xã phổ biến và được đi thăm quan mô hình, gia đình tôi đã đăng ký trồng thử nghiệm giống cây này. Hiện nay, gia đình ông Thọ trồng 500 gốc sa chi. ông cho biết: Sa chi là giống cây dễ trồng, ít sâu bệnh và đặc biệt không đòi hỏi nhiều về đầu tư phân bón. 8 tháng, sa chi cho thu lá, 9 tháng đã bắt đầu cho thu quả. Theo giá thị trường, 1 kg lá sa chi có giá 20.000 đồng, 1 kg quả giá từ 30.000 – 50.000 đồng. Các sản phẩm từ cây sa chi được Công ty cung ứng giống và bao tiêu nên người trồng cũng yên tâm.

Đặc biệt, cùng với cây sa chi, ông Thọ trồng xen cây nghệ vàng để bán củ. ông Thọ cho biết: Hiện nay, trên thị trường, tinh bột nghệ rất có giá trị. Sa chi là loại cây leo giàn thấp và cho thu cả lá nên việc trồng xen cây nghệ không ảnh hưởng gì đến chất lượng cây sa chi, ngược lại còn tạo độ tươi xốp cho đất.

Mạnh dạn trong đầu tư phát triển kinh tế gia đình, ông Thọ còn là một trong những hội viên CCB tiêu biểu luôn nhiệt tình với công tác Hội. Mô hình kinh tế của gia đình ông Thọ luôn là điển hình để nhiều hội viên đến thăm quan, học tập. ông Thọ cũng là một trong những gương điển hình về giáo dục truyền thống gia đình, nuôi dạy các con học hành thành đạt. Hiện nay, 2 con của ông Thọ đều theo ngành sư phạm và có việc làm ổn định. Gia đình ông Thọ nhiều năm liên tục đạt gia đình văn hóa tiêu biểu.

 

                  Đ.H

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục