(HBĐT) - Những ngày cuối tháng 8 vừa qua, nhân dân xóm Đoàn Kết (xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn) phấn khởi nói chuyện với nhau rằng: Xóm mình đã được chính thức công nhận là "Làng nghề chế tác gỗ lũa - đá cảnh”. Hai tiếng "làng nghề” vốn đã quen thuộc với bà con từ mấy năm nay, nhưng để được cơ quan quản lý Nhà nước cấp bằng công nhận như vừa qua là cả một câu chuyện dài cho thấy bao nhọc nhằn và tâm huyết.


Hiện tại, cả xóm Đoàn Kết có 53 hộ làm nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh. So với gần 100 hộ còn lại chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp, đây là các hộ có việc làm và mức sống ổn định hơn. Nhiều hộ đã xây nhà cao tầng và mua sắm nhiều tài sản có giá trị. Theo người dân nơi đây kể lại, nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh đã hình thành tại xóm từ những năm đầu thập niên 1990, khởi điểm chỉ có 5 - 6 hộ gia đình làm nghề tự phát để kiếm sống. Đến nay, nghề đang có đà phát triển mạnh mẽ với sản phẩm chủ lực là các tác phẩm chế tác từ đá cảnh, cây cảnh, gỗ lũa như tượng, đồ trang trí bằng gỗ và đá, bàn, ghế, tủ, kệ... Hiện, cả xóm có 6 nghệ nhân và 60 thợ kỹ thuật lành nghề. Ngoài ra còn có gần 300 người lao động tham gia sản xuất, tạo ra các sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, mang lại thu nhập bình quân 7 triệu đồng/người/tháng – mức thu nhập cao hơn hẳn so với thu nhập bình quân đầu người của xã Lâm Sơn (khoảng 26 triệu đồng/người/năm vào cuối năm 2016).


Nhờ bàn tay khéo léo và khối óc sáng tạo, người dân xóm Đoàn Kết, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật từ đá tự nhiên, được thị trường ưa chuộng.

Để được công nhận là làng nghề, các hộ làm nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh của xóm Đoàn Kết cùng thực hiện hành trình đầy tâm huyết và viết nên một câu chuyện đẹp về ý thức phát triển làng nghề. Sau bao nỗ lực không mệt mỏi, đến nay, xóm đã đáp ứng đủ các tiêu chí: tỷ lệ hộ làm nghề chiếm 34% tổng số hộ trong xóm; thu nhập từ ngành nghề trong 2 năm gần đây chiếm lần lượt 78,9% và 74,4% tổng thu nhập của xóm; hoạt động nghề chấp hành tốt các quy định của pháp luật...

Cùng với việc được công nhận là làng nghề, xóm Đoàn Kết được hưởng lợi từ một số chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề theo Quyết định số 12/2015/QĐ-UBND ngày 27/4/2015 của UBND tỉnh. Đơn cử như được hỗ trợ 50 triệu đồng để duy trì, bảo tồn và phát triển; hỗ trợ 50% giá trị máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến được chuyển giao (khoảng 300 triệu đồng). Ngoài ra còn có cơ hội được hỗ trợ cải tiến máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ tiên tiến vào các khâu sản xuất, xử lý môi trường, hỗ trợ đào tạo nghề và truyền nghề, hỗ trợ xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu cho làng nghề...

Được biết, Đoàn Kết là làng nghề mới nhất được UBND tỉnh cấp bằng công nhận. Đến nay, toàn tỉnh có 6 làng nghề và làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận, gồm 2 làng nghề và 4 làng nghề truyền thống. Bên cạnh đó đã có một số ngành nghề, cơ sở sản xuất được xác định là hạt nhân cho việc mở rộng và phát triển thành làng nghề và làng nghề truyền thống trong những năm tới đây. Điển hình như nghề dệt thổ cẩm ở Mai Châu, Tân Lạc với hoạt động hiệu quả của các HTX, các cơ sở sản xuất rượu cần ở thành phố Hòa Bình và huyện Lạc Sơn, nghề sản xuất mây tre đan tại xóm Gò Mé, nghề chế tác đá cảnh ở một số xã thuộc huyện Lạc Thủy...

Nhìn chung, các sơ sở sản xuất và làng nghề đang phát triển cả về số lượng và chất lượng, ngày càng đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường, từng bước chuyển dịch từ quy mô nhỏ lẻ mang tính truyền thống và tự phát sang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa có tính liên kết và giá trị gia tăng cao.

Đồng chí Trần Văn Tiệp, Giám đốc Sở NN&PTNT nhìn nhận: Đó là sự phát triển phù hợp với xu hướng chung và bám sát chủ trương, định hướng của tỉnh. Trong những năm gần đây, sự phát triển của các làng nghề đã góp phần tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân, góp phần xóa đói - giảm nghèo và xây dựng NTM. Trên cơ sở khai thác tốt lợi thế của địa phương, các làng nghề đã tạo ra nhiều sản phẩm mang đậm bản sắc vùng miền và được thị trường ưa chuộng, từng bước hình thành các cụm tiểu thủ công nghiệp và đầu mối thương mại ở nông thôn, từ đó đóng vai trò nòng cốt cho sự phát triển của nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính vì vậy, trong những năm tiếp theo tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề, trọng tâm là Nghị quyết số 11-NQ/TU của BTV Tỉnh ủy về phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển một số sản phẩm trồng trọt chủ lực trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 của UBND tỉnh...

Cùng với đó, nhiều cơ hội sẽ được mở ra cho các làng nghề phát triển theo đúng lộ trình đã hoạch định, để mỗi làng nghề đều xứng đáng là hạt nhân quan trọng xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.


Thu Trang

Các tin khác


Trồng cây có múi - triển vọng phát triển kinh tế xã Thanh Nông

(HBĐT) - Những năm gần đây, diện tích trồng cây có múi ở xã Thanh Nông (Lạc Thủy) tăng trưởng mạnh, minh chứng cho quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đúng hướng của xã. Về thăm xã Thanh Nông thời gian này sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi đời sống bà con được cải thiện đáng kể. Từ một xã thuần nông đang dần chuyển sang vùng trồng cây có múi với nhiều loại cây: bưởi da xanh, bưởi Diễn, cam Canh, chanh…

Chi nhánh ngân hàng NN&PTNT huyện Đà Bắc: Huy động nguồn vốn đầu tư nông nghiệp, nông thôn

(HBĐT) - Trong thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng NN & PTNT huyện Đà Bắc (Agribank Đà Bắc) đã thực hiện tốt chức năng huy động vốn, phát huy nguồn lực cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, giúp người dân trên địa bàn có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh ổn định và bền vững.

Nâng tầm giá trị nông sản lĩnh vực trồng trọt

(HBĐT) - Từ nửa cuối năm 2014 đến nay, tỉnh ta phát triển thêm 3.996 ha cây có múi, nâng tổng diện tích cây có múi lên 6.690 ha. Diện tích gieo trồng rau hàng năm đạt 11.000 - 12.000 ha, bước đầu hình thành các vùng sản xuất rau hàng hóa. Theo tính toán của các nhà chuyên môn, diện tích cây có múi đã ở mức tăng trưởng nóng. Cây rau ổn định về diện tích nhưng lại bấp bênh về thị trường. Vì vậy, điều trước mắt phải nghĩ tới là nâng tầm giá trị, tìm chỗ đứng cho nông sản trên thị trường thời kỳ hội nhập.

Tổng nguồn vốn hoạt động của các tổ chức tín dụng đạt 19.114 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, tính đến đầu tháng 8/2017, tổng nguồn vốn hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 19.114 tỷ đồng, tăng 898 tỷ đồng, tăng 4,9% so với 31/12/2016. Trong đó, vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 12.465 tỷ đồng, tăng 8,2%, ước thực hiện đến 30/8 đạt 12.635 tỷ đồng.

Tân Lạc trên 13 ngàn hộ thoát nghèo từ vốn chính sách

(HBĐT) - UBND huyện Tân Lạc vừa tổ chức hội nghị tổng kết 15 năm (2002-2017) thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn.

Giải ngân vốn đầu tư công đạt khá

(HBĐT) - Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2017 của tỉnh là 1.982.107 triệu đồng, hiện đã giao chi tiết cho các dự án 1.864.910 triệu đồng, bao gồm: vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh và các nguồn vốn khác do tỉnh quản lý 997.390 triệu đồng; vốn ngân sách T.ư hỗ trợ các chương trình mục tiêu 369.990 triệu đồng; vốn chương trình mục tiêu 288,5 tỷ đồng; vốn nước ngoài 326 tỷ đồng...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục