(HBĐT) - Cử tri kiến nghị: "Đề nghị có cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp với những diện tích đất lúa kém hiêu quả. Vì thực tế ở các tỉnh vùng núi, trung du, đồng ruộng manh mún, hạ tầng giao thông, thủy lợi chưa hoàn thiện, cây lúa không phải là thế mạnh, do đó, chủ trương đồn điền, đổi thửa rất khó khăn. Đề nghị nghiên cứu, lựa chọn thứ tự ưu tiên ở địa phương, khu vực có diện tích phù hợp”.
Trả lời: Hiện nay, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển đất
trồng lúa. Những chính sách này đã tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền địa
phương và bà con nông dân canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng
lúa để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, tăng thu nhập và ổn định đời sống, nhưng
vẫn đảm bảo diện tích đất trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, cụ
thể như sau:
- Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày
13/4/2015 về quản lý sử dụng đất trồng lúa cho phép các tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm
và trồng cây lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa; Hỗ trợ cho
các địa phương 1.000.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước và
500.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác trừ đất lúa nương được mở rộng
tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha/năm
cho việc khai hoang, cải tạo đất trồng, trừ đất trồng lúa nương được khai hoang
từ đất chưa sử dụng hoặc phục hóa từ đất bị bỏ hoang hóa; 5.000.000 đồng/ha/năm
đất chuyên trồng lúa nước được cải tạo từ đất trồng lúa một vụ hoặc đất trồng
cây khác theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.
- Quyết định 915/QĐ-TTg ngày 27/5/2016
của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng
ngô tại vùng Trung du miền núi phía Bắc, Bắc trung bộ, đồng bằng sông Cửu Long,
duyên hải Nam trung bộ và Tây Nguyên, trong đó quy hoạch hỗ trợ một lần không
quá 03 triệu đồng/ha/chi phí về giống ngô để chuyển đổi.
- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày
6/1/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết
thi hành Luật Đất đai cho phép hộ gia đình, cá nhân được chuyển đổi cơ cấu cây
trồng từ đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm.
Đề nghị các địa phương vận dụng tốt các cơ chế,
chính sách hiện hành để vừa tăng hiệu quả kinh tế trên đất trồng lúa, tăng thu
nhập cho người sản xuất, vừa bảo vệ và phát triển đất trồng lúa để đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia.
Về chủ trương đồn điền đổi thửa
đang được tiến hành ở nhiều địa phương, nhất là ở khu vực đồng bằng đã hình
thành được nhiều cánh đồng lớn. Tuy nhiên, các địa phương khu vực miền núi còn
gặp khó khăn trong quá trình thực hiện. Bộ NN&PTNT xin ghi nhận đề nghị của
cử tri để điều chỉnh phù hợp.
P.V (TH)
(HBĐT) - 9 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá, thực hiện ước đạt 383,8 triệu USD, tăng 44,13% so với cùng kỳ năm trước, đạt 82,55% kế hoạch năm.
(HBĐT) - Thời điểm này, nông dân ở nhiều xã trên địa bàn huyện Lạc Sơn buồn bã vì một vụ lúa năng suất sụt giảm nghiêm trọng. Không khí buồn bã bao trùm nhiều hộ gia đình khi cái ăn trông vào hạt lúa lại không cho thu hoạch.
(HBĐT) - Lĩnh vực Tài chính
- Cử tri kiến nghị: "Có cơ chế ưu tiên và bố trí bổ sung ngân sách T.ư để tỉnh Hòa Bình hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 có 1 huyện đạt chuẩn NTM (huyện Lương Sơn) và 1 thành phố hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM (thành phố Hòa Bình) với tổng kinh phí còn thiếu để thực hiện hoàn thành các tiêu chí chưa đạt là 100 tỷ đồng”.
Mặc dù tâm lý kiêng mua nhà trong tháng 7 âm lịch khiến thị trường bất động sản có phần chững lại, thêm vào đó, một số động thái của chính quyền về vấn đề tăng thuế VAT, thuế thu nhập, đánh thuế ngôi nhà thứ hai cũng tác động ít nhiều đến thị trường vốn rất nhạy cảm này. Tuy nhiên, thị trường này hiện tính vẫn duy trì được tính thanh khoản tốt.
(HBĐT) - * Dư nợ Chương trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đạt gần 1,3 tỷ đồng. Chương trình cho vay DNVVN là chương trình tín dụng NHCSXH thực hiện theo hợp đồng tài chính với Ngân hàng tái thiết Đức (KFW) về thực hiện dự án "chương trình phát triển DNVVN” được thực hiện từ năm 2008. Từ khi thực hiện chương trình đến nay đã cho vay 40 lượt doanh nghiệp, doanh số cho vay 11.545 triệu đồng, doanh số thu nợ 9.716 triệu đồng; dư nợ 1.278 triệu đồng với 6 doanh nghiệp còn dư nợ. Việc triển khai thực hiện chương trình trong giai đoạn hiện nay khó khăn do hạn mức cho vay thấp, lãi suất cho vay cao, không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp.
(HBĐT) - Những năm qua, cùng với vận động hội viên nông dân phát huy tinh thần tự chủ, năng động, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh làm tốt công tác quản lý nguồn vốn được ủy thác từ NHCSXH tạo điều kiện cho hội viên có vốn phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo và làm giàu bền vững.