Mặc dù tâm lý kiêng mua nhà trong tháng 7 âm lịch khiến thị trường bất động sản có phần chững lại, thêm vào đó, một số động thái của chính quyền về vấn đề tăng thuế VAT, thuế thu nhập, đánh thuế ngôi nhà thứ hai cũng tác động ít nhiều đến thị trường vốn rất nhạy cảm này. Tuy nhiên, thị trường này hiện tính vẫn duy trì được tính thanh khoản tốt.



Ông Nguyễn Quang Cung, Phó Chủ tịch Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam; Ông Nguyễn Trần Nam, Trưởng Ban Tổ chức Triển lãm Quốc tế VietBuild – nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam; ông Nguyễn Đình Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty tổ chức triển lãm quốc tế VietBuild (từ phải qua).

Đối với ngành xuất khẩu các mặt hàng xi-măng, sắt, thép, kính của Việt Nam trong năm nay cũng rất khả quan. Cát xây dựng thời gian gần đây "gây sốt” trên thị trường do khan hiếm.

Giao dịch bất động sản vẫn tích cực

Tuy nhiều yếu tố tác động, nhưng giao dịch mua bán bất động sản trong tháng 9 năm nay vẫn rất tốt. Ước tính ở Hà Nội có khoảng 1.200 giao dịch, chủ yếu ở phân khúc khá và cao. TP Hồ Chí Minh có khoảng 1.300 giao dịch, giảm khoảng 7% so với tháng trước. Đến thời điểm này, cả nước vẫn giữ được hơn 30 nghìn đơn vị nhà ở đã được mua bán chính thức, chưa tính những giao dịch người dân mua đi, bán lại.

Ngành quy hoạch cũng tác động không ít đến thị trường vật liệu xây dựng, bất động sản và du lịch. Ngoài yếu tố hạ tầng kỹ thuật, đường sá, giao thông do nhà nước đầu tư, thì hạ tầng cứng là các khách sạn, resort, nhà nghỉ, cơ sở nghỉ dưỡng cũng góp phần thúc đẩy các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm nay dựa vào chủ yếu hai mảng: đó là du lịch và bất động sản.

Tuy nhiên, để các ngành này phát triển tốt, cần tính toán đúng lượng khách, tốc độ tăng trưởng, có kế hoạch quy hoạch, đầu tư vào khách sạn, resort, condotel để cân bằng, không thừa, không thiếu, đáp ứng được nhu cầu thị trường. Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đánh giá, tại TP Hồ Chí Minh, các khu vực đều phát triển, đặc biệt trong tương lai, thị trường sẽ tiến về phía biển, quỹ đất tại đây hiện còn nhiều, rẻ, và rộng.

Theo tính toán của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, hầu hết các địa điểm du lịch như Đà Nẵng, Nha Trang, thậm chí là Phú Quốc, so với nhu cầu hiện nay vẫn còn thiếu rất nhiều phòng nghỉ, đặc biệt là các phòng nghỉ từ 3 sao trở lên. Các khách sạn nhà nghỉ 1, 2 sao nhu cầu bị giảm sút. Xu hướng chung vẫn chuộng phân khúc cao cấp hơn, phân khúc này làm ra nhiều giá trị gia tăng, đây là điều cần phải suy nghĩ.

Kính, xi măng, sắt thép xuất khẩu tốt

 

Sắt thép xuất khẩu tốt.

Do thị trường bất động sản đến nay vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định nên một số sản phẩm trong ngành ốp lát, ceramit sản xuất "ăn theo” cũng rất tốt. Năm nay, tổng công suất của các mặt hàng này đạt hơn 600 triệu m2, bằng sản lượng của Tây Ban Nha, đứng nhì thế giới, xuất khẩu khoảng 20%.

Mặt hàng kính có tổng công suất gần 200 triệu m2, trong đó có các góc kính chủng loại mới như kính Louis, Solar Control sản xuất tại Việt Nam rất được châu Âu ưa chuộng. Việt Nam cũng vừa khởi công nhà máy sản xuất kính nổi siêu trắng công suất 600 tấn/ngày, giai đoạn 1, có tổng mức đầu tư hơn 2.423 tỷ đồng để chế tạo pin mặt trời và một số thiết bị khác tại Vũng Tàu. Điều đó cho thấy kính cũng là mặt hàng tiềm năng đang được đầu tư, khai thác đúng mức.

Năm nay, xi-măng xuất khẩu rất tốt, khoảng 20 triệu tấn trên tổng sản lượng 85 triệu tấn, tăng hơn 20%, vượt kỳ vọng của ngành. Các mặt hàng sắt thép, tôn mạ màu số xuất khẩu cũng tăng trưởng ngoạn mục so với cùng kỳ. Tuy sắt thép đang chịu nhiều tác động lớn từ chính sách phòng vệ thương mại của nhiều thị trường nhập khẩu chính, nhưng kim ngạch xuất khẩu sắt thép trong tám tháng qua vẫn mang về lượng ngoại tệ hơn 1,8 tỷ đô la Mỹ, tăng 27% về lượng và tăng 43% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016. Dự báo đến hết năm nay, các loại này vẫn xuất khẩu tốt.

Tuy vậy, khả năng tiêu thụ nội địa ngành hàng xi-măng lại kém, thậm chí không đạt kế hoạch. Một trong những nguyên nhân đó là do giá cát tăng. Khi giá cát tăng lên, các nhà thầu do sợ lỗ đã dừng thi công các công trình, do đó thị trường xi- măng trong nước không bán được, giảm đáng kể. "Khoảng 60% nguồn cát nhập vào, hiện tại các công trình mình chỉ giao cầm chừng thôi chứ không dám giao nhiều vì giá biến động rất lớn”, ông Nguyễn Văn Tân, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xây dựng Toàn cầu thừa nhận.

Giá cát tăng đột biến: cần tính toán cát nhân tạo thay thế

 

Cát xây dựng đang dần trở nên khan hiếm.

Về sự tăng đột biến của giá cát tại TP Hồ Chí Minh tăng từ 50-200% so với thời điểm đầu năm. Nhu cầu về cát từ nay đến năm 2020 cần xấp xỉ 2,3 tỷ m3. Trong khi trữ lượng hiện chỉ còn hơn 2 tỷ m3. Dự báo đến năm 2020, với mức độ sử dụng cát đạt khoảng 130 triệu m3/năm thì sẽ không còn cát phục vụ cho xây dựng. Ông Hoàng Phương Lâm, Giám đốc khối kinh tế công ty CotecCons nói rằng: "Niềm tin của các chủ đầu tư nước ngoài FDI họ đến phát triển dự án, chúng tôi chia sẻ câu chuyện thế này, họ thấy bất an và bảo sao giá cả Việt Nam cứ trồi sụt như vậy”.

Phân tích về việc giá cát tăng, ông Nguyễn Quang Cung, Phó Chủ tịch Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam cho rằng, đây là vấn đề đã được dự báo cách đây hơn 20 năm vì hai lý do: "Thứ nhất, do chúng ta xây dựng rất nhiều đập thủy điện, cát trên thượng nguồn không về được hạ lưu, do đó cát ngày càng ít đi. Thứ hai, do chúng ta nghĩ rằng sẽ triệt tiêu được "cát tặc”, nhưng vấn đề này không đem lại hiệu quả mà còn làm cho giá cát tăng lên do nhu cầu xây dựng ngày càng tăng”, ông Cung nói.

Từng nghiên cứu về lĩnh vực cát nghiền từ đá trước năm 2000, ông Cung đã có những chuyến đi nghiên cứu ở Pháp, Anh, Bồ Đào Nha, Ailen… Hơn ai hết, ông hiểu rõ, để giải quyết vấn đề cát, phải kết hợp giữa cát tự nhiên và nhân tạo. Hiện nay, giá cát đã giảm, nhưng chưa trở về được trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, rất may là khi giá cát tăng, phong trào đầu tư sản xuất cát nhân tạo được đẩy mạnh.

Trong thời gian tới, loại cát này sẽ phát triển rất mạnh. Cát nhân tạo, kết hợp hầu hết với cát tự nhiên, chủ yếu dùng nhiều nhất trong bê-tông thương phẩm. Một số chuyên gia khác cho rằng, giải pháp tạm thời cũng có thể nghiền phế thải xây dựng như xà bần ra thành hạt tương đương với cát để sử dụng.

Về lâu dài, có thể nghiền từ loại đá cát kết. Loại này được nghiền từ đá tự nhiên có cỡ hạt gần tương tự với cát tự nhiên, bảo đảm các yêu cầu về tính chất cơ lý, hóa và có thể trộn lẫn theo tỷ lệ phù hợp với cát tự nhiên trong bê-tông và vữa xây dựng… Kinh doanh nhiều năm trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng, ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành đúc kết một điều, chọn vật liệu thay thế cũng là giải pháp tối ưu.

"Những dự án trước đây của chúng tôi: tủ tường, tủ đi ra vào cửa sổ, chúng tôi dùng vật liệu gỗ tự nhiên. Nhưng dự án sau này, chúng tôi thay toàn bộ bằng vật liệu nhân tạo, vật liệu xanh, như bằng nhôm, nhựa… ban đầu chúng tôi gặp rất nhiều trở ngại. Tuy nhiên, qua phân tích về việc dùng vật liệu xây dựng này sẽ ích lợi hơn cho người dân do tính bền hơn, nhẹ hơn, tiện hơn, chúng tôi đã thuyết phục thành công. Tôi cho rằng, vai trò của chủ đầu tư rất lớn trong thay đổi thói quen tiêu dùng người dân”, ông Nguyễn Văn Đực khẳng định.

Sau những năm trầm lắng, nhiều biến động, có thể khẳng định, đến thời điểm này, thị trường vật liệu xây dựng, bất động sản đang dần ổn định trở lại. Các ngành này có tác động liên đới đến các ngành khác, tạo sức bật và sinh khí cho thị trường, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội của năm 2017 Chính phủ đã đề ra.

 

                                                            TheoNhandan

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục