(HBĐT) - * Dư nợ Chương trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đạt gần 1,3 tỷ đồng. Chương trình cho vay DNVVN là chương trình tín dụng NHCSXH thực hiện theo hợp đồng tài chính với Ngân hàng tái thiết Đức (KFW) về thực hiện dự án "chương trình phát triển DNVVN” được thực hiện từ năm 2008. Từ khi thực hiện chương trình đến nay đã cho vay 40 lượt doanh nghiệp, doanh số cho vay 11.545 triệu đồng, doanh số thu nợ 9.716 triệu đồng; dư nợ 1.278 triệu đồng với 6 doanh nghiệp còn dư nợ. Việc triển khai thực hiện chương trình trong giai đoạn hiện nay khó khăn do hạn mức cho vay thấp, lãi suất cho vay cao, không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp.
*
Có 18.817 hộ còn dư nợ Chương trình cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Là
chương trình được NHCSXH tỉnh thực hiện từ năm 2009 theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ, đến hết năm 2012 đã hoàn thành giai đoạn 1 của chương
trình. Trong giai đoạn này đã cho vay 136.202 triệu đồng, xây dựng được 17.063
nhà ở cho hộ nghèo, đáp ứng đủ nhu cầu vốn của các hộ được phê duyệt cho vay hỗ
trợ hộ nghèo về nhà ở. Thực hiện Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015
của Thủ tướng Chính phủ về cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở giai đoạn 2, đến
nay, NHCSXH tỉnh đã cho vay 59.650 triệu đồng với 2.392 nhà ở được sửa chữa,
xây mới. Tổng cộng toàn tỉnh đã cho vay xây mới 19.455 nhà ở cho hộ nghèo,
doanh số cho vay 195.952 triệu đồng, dư nợ của chương trình đạt 190.261 triệu
đồng với 18.817 hộ còn dư nợ.
*
Dư nợ chương trình cho vay giải quyết việc làm (GQVL) đạt trên 72 tỷ
đồng. Theo NHCSXH tỉnh, nguồn vốn vay chương trình GQVL có hiệu quả rất tốt
trong việc hỗ trợ vốn đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh và hộ gia đình để
mở rộng sản xuất, kinh doanh nhằm thu hút và tạo việc làm mới cho người lao
động. Tuy nhiên, nguồn vốn tăng trưởng qua các năm rất thấp, nhiều năm gần đây,
nguồn vốn không được tăng thêm; việc cân đối bố trí nguồn vốn chưa tương xứng
với nhu cầu và tình hình thực tế. Giai đoạn 2002-2017, toàn tỉnh đã cho vay
11.839 lượt hộ, doanh số cho vay đạt 282.942 triệu đồng, doanh số thu nợ
232.996 triệu đồng; dư nợ 72.402 triệu đồng với 3.172 hộ còn dư nợ. Các địa
phương thực hiện chương trình GQVL hiệu quả như: Kỳ Sơn, Lương Sơn, TP Hòa
Bình...
Đ.T
(HBĐT) - Hiện lãi suất tiền gửi thời hạn dưới 6 tháng được các ngân hàng trên địa bàn tỉnh duy trì ở mức tối đa 5,5%/năm và các quỹ tín dụng nhân dân duy trì ở mức 6%/năm. Lãi suất cho vay sản xuất - kinh doanh thông thường tại các ngân hàng đối với ngắn hạn ở mức 6,5 - 9%/năm, đối với trung và dài hạn ở mức 10,5 - 11%/năm.
(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 35, ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; Bộ Tài chính, Tổng Cục Thuế, Cục Thuế tỉnh Hòa Bình đã triển khai chương trình "Đồng hành cùng doanh nghiệp khởi nghiệp” để hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận các kênh thông tin hỗ trợ của cơ quan Thuế.
(HBĐT) - Chúng tôi trở lại thăm Đông Lai - một trong những xã nằm trong vùng trọng điểm bưởi của huyện Tân Lạc. Dẫn chúng tôi đi thăm một số hộ trồng bưởi, trưởng xóm Đồng Tiến Lê Đức Cảnh phấn khởi cho biết: Bưởi năm nay được mùa. Quả sai hơn vụ trước.
(HBĐT) - Vùng Thung Rếch - xã Tú Sơn (Kim Bôi) có 7 xóm, trong đó có 5 xóm là bà con chuyển dân vùng lòng hồ sông Đà từ những năm 1990. Những ngày đầu mới chuyển đến, vùng thung còn thưa thớt người ở. Các xóm Thung Dao và Thung Mường khi đó cũng chỉ có ít hộ dân. Bà con từ các xã lòng hồ của huyện Đà Bắc chuyển đến được phân bố đều về các điểm lập thành 5 xóm, kết hợp hai từ của hai huyện Kim Bôi, Đà Bắc mà thành tên xóm Kim Bắc từ 1 đến 5. Bắt tay vào khai phá, cải tạo mảnh đất chỉ toàn lau lách, cây rừng, cỏ dại, bà con dựng nhà mới, trồng cây, tra hạt, biến vùng đất hoang vu thành những bãi mía, bãi ngô trải dài.
(HBĐT) - Xã Tân Phong (Cao Phong) có 593 hộ với 2.600 nhân khẩu sống trên địa bàn 8 xóm. Là xã thuần nông, diện tích đất canh tác ít, trong những năm qua, Đảng ủy, UBND xã đã tập trung lãnh đạo nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các giống cây có năng suất, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất trên cơ sở khai thác tiềm năng, điều kiện đất đai. Nhờ đó, cuộc sống người dân chuyển biến rõ rệt, đã tạo được hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
(HBĐT) - Nhờ chú trọng tạo nguồn, bồi dưỡng kết nạp Đảng, nhiều thôn, bản ở khu vực đặc biệt khó khăn xã Thung Thành (Đà Bắc) đã có đảng viên phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng và là nòng cốt trong phát triển KT-XH, xóa đói, giảm nghèo.