(HBĐT) - Theo thống kê sơ bộ sau mấy ngày mưa liên tiếp do ảnh hưởng hoàn lưu của áp thấp nhiệt đới trên địa bàn huyện Cao Phong có 123 ha cam bị nước ngập úng và tràn qua. Đến nay, nhiều vườn có hiện tượng vàng quả và rụng hỏng khá lớn. Nhiều hộ có nguy cơ mất trắng.


Ngồi nhìn vườn cam rút từng cm nước anh Bùi Văn Quyến ở khu 2 thị trấn Cao Phong ngán ngẩm: Vườn nhà tôi rộng 1ha chũng nhất khu vực này lại giáp suối nên nước rút rất chậm. Hôm ngập cao nhất trên 1m, đến hôm nay (ngày 15/10) đã qua 5 ngày nay mà nước vẫn chưa rút hết được. Đến nay vẫn còn hơn 2000m2 vẫn bị ngập. Với tốc độ này thì khoảng 5 ngày nữa thì có thể rút hết được. Nhưng tôi nghe dự báo thời tiết cơn bão số 11 đang tiến vào đất liền nên càng lo hơn. Nếu tiếp tục mưa thì cây ngập khả năng hỏng cả cây và quả là rất cao. Giờ đây diện tích bị ngập nước dù đang ngập hay nước đã rút đang có hiện tượng cam chín ép, ủng nước và rụng xuống đất. Nếu nước không ngập thì chỉ khoảng 20 ngày nữa cam đã thu hoạch. Tôi dự tính mất đến hơn 20% sản lượng cam của cả vườn, khoảng vài tấn quả. Mọi năm khu vườn này có mưa lũ nhưng nước chỉ lên chốc lát rồi rút ngay nên không ảnh hưởng nhiều.


Anh Nguyễn Văn Phú ở đội 7, thị trấn Cao Phong ngậm ngùi thu dọn cam rụng.

Qua khảo sát của chúng tôi tại khu 2 và khu 3 thị trấn Cao Phong, hầu hết diện tích cam gần suối Bưng đều bị ngập và nước tràn qua. Nhiều hộ gia đình đang dọn vệ sinh vườn, dựng lại cây, bờ rào. Anh Nguyễn Văn Điệp ở khu 3, thị trấn Cao Phong cho biết: nhà tôi có 2 vườn ở khu vực này. Một vườn cây quýt Ôn Châu đã thu hoạch xong nên không ảnh hưởng đến quả. Còn một vườn rộng 2000m2 trồng cam canh và cam lòng vàng chưa cho thu hoạch. Vườn này thấp ngay sát núi đầu Rồng nên không có đường thoát nước. Hiện nước vẫn còn ngập. Đến nay, cam đã có hiện tượng vàng quả và rụng nhiều. Nếu nước không rút thì có nguy cơ hỏng cả cây.

Cùng chung cảnh ngộ với anh Quyến, anh Điệp vườn nhà anh Nguyễn Văn Phú ở đội 7, thị trấn Cao Phong cũng có hiện tượng tương tự. Anh cho biết: vườn nhà tôi hơn 1ha nhưng chỉ bị ngập khoảng 1000m2 trong vòng thời gian khoảng một ngày. Chỗ bị ngập cây đã có hiện tượng rụng quả, thậm chí rụng cả lá. Không chỉ chỗ bị ngập nhiều diện tích cam không bị ngập cũng có hiện tượng vàng lá và rụng quả. Theo ước tính của tôi thì mất trên 20% sản lượng quả bị rụng cả cam canh và cam lòng vàng.

Trao đổi với chúng tôi anh Bùi Văn Đồng, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Cao Phong cho biết: Sau mưa lũ chúng tôi đã thống kê được 123 ha cây có múi bị ngập nước hoặc bị nước suối tràn qua. Đến nay vẫn còn một số diện tích nước vẫn chưa rút tại điểm ở đội 6 và đội Tây Phong. Những diện tích này nằm vùng trũng, gần suối nên nước rút chậm. Đối với diện tích bị ngập nước thì rễ non của cây sẽ bị thối, hỏng. Do vậy, không thể cung cấp dinh dưỡng cho lá và quả xảy ra hiện tượng quả vàng chín ép, thối và rụng. Để phòng tránh tác hại do mưa lũ bà con cần dùng biện pháp khơi thông đường thoát nước, dùng bơm để thoát nước. Đối với diện tích bị ngập, úng lâu ngày bà con cần cắt bỏ quả có hiện tượng vàng thối để cứu cây. Bà con cần dọn vườn sạch sẽ, chôn bỏ cam rụng, dựng lại cây đã bị đổ để cây phục hồi. Dùng các biện pháp cứu bộ rễ như: Bổ sung dinh dưỡng cho cây qua lá bằng phun phân bón lá, bổ sung những vi sinh vật có lợi cho cây bằng hình thức tưới chicodecmar, Ketomium hoặc Myconyva.


                                                  Việt Lâm

Các tin khác


Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong phát triển tam nông

(HBĐT) - Sau gần 10 năm thực hiện, Nghị quyết số 26 ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7, BCH T.Ư khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn (NN - ND -NT) đã khẳng định là một quyết sách đúng đắn, mang lại luồng sinh khí mới cho phát triển "tam nông” trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH. Kết quả mang lại đã thúc đẩy NN-ND - NT phát triển mạnh mẽ gắn với xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân.

Trả lời kiến nghị cử tri của các bộ, ngành Trung ương Lĩnh vực NN&PTNT

(HBĐT) - Cử tri kiến nghị: "Đề nghị có cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp với những diện tích đất lúa kém hiêu quả. Vì thực tế ở các tỉnh vùng núi, trung du, đồng ruộng manh mún, hạ tầng giao thông, thủy lợi chưa hoàn thiện, cây lúa không phải là thế mạnh, do đó, chủ trương đồn điền, đổi thửa rất khó khăn. Đề nghị nghiên cứu, lựa chọn thứ tự ưu tiên ở địa phương, khu vực có diện tích phù hợp”.

Cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương phát triển

(HBĐT) - Trao đổi với phóng viên Báo Hòa Bình nhân kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, thạc sỹ Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chia sẻ: ý thức sâu sắc truyền thống tốt đẹp của doanh nhân Việt Nam, với tinh thần yêu nước, tự tin dân tộc, đoàn kết, năng động, sáng tạo, cộng đồng doanh nghiệp nỗ lực khắc phục khó khăn, thực hiện phương châm " Tâm sáng, trí cao, tình sâu” đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, đóng góp cho sự phát triển của quê hương, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng và Nhà nước cũng như xã hội tin tưởng.

Nhiều hàng Việt đã chinh phục người Việt

Tại Lễ bế mạc Chương trình "Nhận diện hàng Việt Nam" diễn ra tối 11-10, Thứ trưởng Công thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, sau ba năm thực hiện, Chương trình đã tạo sự lan tỏa rộng khắp và hiệu quả tới mọi tầng lớp nhân dân.

Sản lượng thủy sản đạt 5 nghìn tấn

(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, 9 tháng qua, giá trị sản xuất ngành thủy sản trên địa bàn theo giá so sánh năm 2010 đạt 166 tỷ đồng, vượt 4,1% so với cùng kỳ, đạt 67,13% kế hoạch năm; giá trị sản xuất hiện hành đạt 214 tỷ đồng, chiếm 4,05% giá trị sản xuất ngành nông, lâm thủy sản.

Huyện Lương Sơn thu hút 159 dự án đầu tư

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, huyện Lương Sơn thu hút được 3 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký 139,9 tỉ đồng, nâng tổng số dự án đầu tư trên toàn huyện lên 159 dự án, trong đó có 16 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 294,730 triệu USD, chiếm 55% số dự án FDI của tỉnh và 143 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký trên 14.152 tỉ đồng, chiếm 32,7% dự án của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục