(HBĐT) - Sau gần 10 năm thực hiện, Nghị quyết số 26 ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7, BCH T.Ư khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn (NN - ND -NT) đã khẳng định là một quyết sách đúng đắn, mang lại luồng sinh khí mới cho phát triển "tam nông” trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH. Kết quả mang lại đã thúc đẩy NN-ND - NT phát triển mạnh mẽ gắn với xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân.


Công trình nhà văn hóa xã Vũ Lâm (lạc Sơn) được đầu tư xây dựng đạt chuẩn là nơi hội họp của nhân dân trong xã.

 Những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW

Với quan điểm, mục tiêu, giải pháp cụ thể, thiết thực, bám sát thực tiễn, Nghị quyết số 26-NQ/TW đã được nông dân trong tỉnh đón nhận, tạo nên phong trào sôi nổi, nhất là phong trào xây dựng NTM. Thực tế, thành tựu đầu tiên là nông nghiệp đã trở thành trụ đỡ quan trọng cho nền kinh tế trong điều kiện khó khăn do khủng hoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu thời gian qua.

Song, xuất phát điểm phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh còn thấp, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, một số địa phương nhận thức chưa sâu sắc, đầy đủ về NN-ND-NT nên việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến người dân còn chậm; phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn chưa đồng đều giữa các vùng; tập quán sản xuất lạc hậu, tư duy, tâm lý sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp vẫn còn tồn tại ở một số địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa. Đời sống của một bộ phận dân cư nông thôn còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa.

Từ thực tế đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã triển khai nghiêm túc việc học tập, quán triệt, phổ biến sâu rộng Nghị quyết số 26 về tam nông; Nghị quyết số 02 ngày 07/6/2011 của Tỉnh ủy về xây dựng NTM tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 đến cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Thông qua học tập, quán triệt Nghị quyết, cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đầy đủ hơn về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển NN-ND-NT; xây dựng NTM, xác định rõ hơn về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong việc chỉ đạo, triển khai thực hiện cụ thể hóa các nội dung Nghị quyết đề ra.

Qua đó đã tạo chuyển biến sâu sắc về nhận thức trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Người dân hiểu được vai trò của NN-ND-NT trong quá trình CNH-HĐH đất nước và các quan điểm, chủ trương thúc đẩy phát triển NN-ND-NT, đặc biệt là hiểu rõ những lợi ích của chương trình xây dựng NTM, thay đổi nhận thức của cán bộ và người dân, từ chỗ hiểu " xây dựng NTM là dự án đầu tư của Nhà nước” đến nhận thức " xây dựng NTM bằng nhiều nguồn lực, trong đó nguồn lực của nhân dân là chủ yếu”, xóa bỏ tư duy trông chờ, ỷ lại, từ đó tham gia tích cực vào chương trình bằng các hành động cụ thể, như: tăng cường đầu tư phát triển sản xuất, cải tạo vườn tạp, chỉnh trang nhà cửa, hiến đất, đóng góp vật liệu, ngày công lao động...

Để hiện thực hoá Nghị quyết về NN-ND-NT, Tỉnh uỷ đã ban hành một số nghị quyết quan trọng như: phát triển nuôi cá lồng bè vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình giai đoạn 2015-2020; nghị quyết về phát triển cây có múi; phát triển sản xuất hàng hoá trong lĩnh vực trồng trọt và Nghị quyết về phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống...

Báo cáo của Sở NN&PTNT cho biết, trong giai đoạn 2009 - 2017, GDP nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh tăng bình quân 4,1%/năm, trong đó, sản lượng cây lương thực đạt trên 36 vạn tấn/năm, đảm bảo an ninh lương thực. Tỉnh ta bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa đem lại hiệu quả kinh tế cao như vùng cam Cao Phong thu nhập từ 400 - 800 triệu đồng/ha/năm; vùng sản xuất bưởi đỏ Tân Lạc thu nhập bình quân đạt từ 300 - 700 triệu đồng/ha/năm; vùng mía tím; vùng chè...

Bên cạnh đó, các địa phương đã xây dựng hơn 1,6 nghìn mô hình phát triển sản xuất, chăn nuôi có hiệu quả. Tỉnh ta đã xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm cam Cao Phong, nhãn Sơn Thủy (Kim Bôi), su su Tân Lạc, rau hữu cơ Lương Sơn, bưởi đỏ Tân Lạc... Thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2017 ước đạt 28,5 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn trên 20%.

Cùng với đó, kết cấu hạ tầng KT-XH nông nghiệp được quan tâm đầu tư đúng mức, 100% số xã có đường ô tô về đến trung tâm xã. Số hộ được sử dụng điện lưới đạt 100%. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin về cơ bản đã phát triển đến các xã vùng sâu, vùng xa. Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 90%. Mạng lưới trường, lớp học ở vùng nông thôn tiếp tục phát triển. Hệ thống trạm y tế được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, 100% số xã có trạm y tế...

Trong xây dựng NTM đã huy động nguồn lực trên 15 nghìn tỷ đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đời sống văn hóa ở nông thôn đang trở thành phong trào mạnh mẽ và thiết thực trong toàn tỉnh. Đến hết tháng 9/2017, toàn tỉnh có 41 xã đạt chuẩn NTM.

Cần nỗ lực và sáng tạo hơn nữa trong thực hiện Nghị quyết

Hiện nay, nông thôn là nơi sinh sống của hơn 80% dân số tỉnh ta, tạo việc làm cho gần 50% lao động xã hội. Do đó, ưu tiên đầu tư nhiều hơn, toàn diện hơn vào NN-ND-NT là hoàn toàn hợp lý và nhất thiết phải làm. Phát triển, hiện đại hóa NN-ND-NT cần được ưu tiên thực hiện trong quá trình CNH-HĐH đất nước.

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: Phát triển nông nghiệp toàn diện, hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở tái cơ cấu ngành, cơ cấu sản phẩm hàng hóa nông nghiệp là vấn đề then chốt. Việc nâng cao vai trò chủ thể của người nông dân không chỉ đơn thuần là cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần mà còn là vấn đề chuyển giao công nghệ vào NN-ND-NT. Trên cơ sở đánh giá khách quan 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW có thể rút ra bài học kinh nghiệm: Những gì đúng, có lợi cho dân, hợp lòng dân thì phát huy. Những mô hình, giải pháp thành công thì nhân rộng trong từng địa phương tùy theo sự phù hợp điều kiện thực tế ở từng địa phương địa bàn. Những gì nội dung Nghị quyết và cơ chế còn thiếu hoặc chưa phù hợp thì điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện trong thời gian tới. Do đó cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sản xuất nông nghiệp phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển thị trường hàng hóa nông nghiệp trong điều kiện hội nhập quốc tế, coi trọng phát triển công nghệ cao; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; quy hoạch các vùng chuyên canh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Trên cơ sở đó mới khắc phục được điệp khúc "được mùa, rớt giá” và bảo đảm được mùa, ổn định giá.

Tiếp tục đẩy nhanh ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại trong sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ hàng hóa. Phát huy vai trò của Nhà nước trong phát triển NN-ND-NT nhất là trong quy hoạch, xây dựng, ban hành chủ trương, chính sách, cơ chế, và tổ chức thực hiện sáng tạo, tạo nên bước đột phá mới. Trong xây dựng NTM, ưu tiên nguồn lực phát triển sản xuất, đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng thiết yếu. Các địa phương cần có cách làm bài bản phù hợp thực tiễn không chạy theo thành tích. Coi trọng việc bảo đảm trật tự an toàn xã hội, kiên quyết phòng, chống các tệ nạn, giữ vững sự bình yên, hạnh phúc trong cuộc sống gia đình và văn hóa cộng đồng ở nông thôn.

 

                                                                 Đinh Thắng

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục