(HBĐT) - Ngày 18/10, thực hiện chương trình làm việc với các địa phương về công tác khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra đối với sản xuất nông nghiệp, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã đến khảo sát tình hình tại hai huyện Lạc Sơn và Yên Thủy.


Tại huyện Lạc Sơn, lãnh đạo UBND huyện cho biết: Đợt mưa lũ lịch sử từ ngày 09 – 11/10/2017 đã gây thiệt hại nặng cho sản xuất nông nghiệp của địa phương. Theo tổng hợp sơ bộ, toàn huyện có khoảng 325 ha lúa và trên 1.000 ha hoa màu bị ngập úng, gãy đổ dẫn đến giảm hoặc mất trên 70% năng suất; 685 con gia cầm và 07 con gia súc bị chết; hầu hết các ao nhỏ và hồ đập đều chảy tràn khiến nhiều hộ mất trắng khoảng 30 tấn cá các loại. Riêng về công trình thủy lợi, trong đợt mưa lũ, các hồ đập đã chảy tràn làm xói lở và hư hỏng đường tràn, các bai tạm tại các xã Quý Hòa, Văn Nghĩa, Mỹ Thành, Phú Lương, Tuân Đạo... đều đã bị cuốn trôi. Hiện nay, UBND huyện đang tích cực đôn đốc các xã, thị trấn huy động lực lượng, dồn sức cho công tác khắc phục thiệt hại và giúp các hộ bị thiệt hại nhanh ổn định cuộc sống. Về nỗ lực khôi phục sản xuất, huyện đôn đốc bà con nông dân khẩn trương thu hoạch gọn diện tích lúa và hoa màu còn lại, đồng thời tranh thủ làm đất tối thiểu để trồng cây vụ đông, bù lại sản lượng lúa và hoa màu thiệt hại trong đợt mưa lũ vừa qua.


Đoàn công tác và lãnh đạo UBND huyện Lạc Sơn đi khảo sát thiệt hại về nông nghiệp trên địa bàn xã Yên Phú.

Tại huyện Yên Thủy, ước tổng thiệt hại do mưa lũ gây ra trên địa bàn toàn huyện khoảng 120 tỷ đồng, riêng nông nghiệp ước tính thiệt hại khoảng 30 tỷ đồng. Cụ thể: Đã có khoảng 355 ha lúa, 387 ha ngô và rau màu, 714 ha cây công nghiệp và cây ăn quả bị ngập; 239 gia súc, trên 9.700 gia cầm bị chết, cuốn trôi; gần 85 ha nuôi trồng thủy sản bị ngập; rất nhiều công trình thủy lợi bị bị hư hỏng với tổng thiệt hại ước tính khoảng 10 tỷ đồng. Trước tình hình đó, UBND huyện Yên Thủy đang chỉ đạo hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả, trong đó tập trung khắc phục các điểm sạt lở đất trên các tuyến đường đảm bảo lưu thông, đôn đốc người dân dọn dẹp nhà cửa, đường làng ngõ xóm, vệ sinh môi trường, nước sinh hoạt và phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ.


Lãnh đạo Sở NN&PTNT và lãnh đạo UBND huyện Yên Thủy tìm hiểu mức độ thiệt hại của các hộ trồng bưởi thuộc địa bàn xã Ngọc Lương.

Làm việc với hai địa phương trên, các thành viên trong đoàn công tác đã trao đổi về những việc cấp bách cần thực hiện ngay trong thời điểm này, gồm có: Thống kê chính xác mức độ thiệt hại để cung cấp Sở NN&PTNT tổng hợp, báo cáo, đề xuất trình UBND tỉnh phương án hỗ trợ; đánh giá năng suất vụ mùa, hè thu 2017; triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm; hướng dẫn người dân áp dụng biện pháp phòng trừ các đối tượng sâu bệnh trên cây trồng đang có nguy cơ bùng phát cao như lùn sọc đen, rầy lưng trắng... Đặc biệt, đôn đốc các địa phương khắc phục khó khăn để tiếp tục sản xuất vụ đông theo kế hoạch, đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT nhấn mạnh: Đến thời điểm này đã hết thời vụ của nhóm cây vụ đông ưa ấm như ngô, đậu tương, khoai lang... Vì vậy, các địa phương chuyển hướng sang trồng các nhóm rau đậu, trong đó chú trọng nhóm rau ăn lá, rau lấy củ để kịp thời đáp ứng nhu cầu của thị trường thời gian tới./.


                                                                                     P.V

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục