(HBĐT) - Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ ngày 9/10 đến ngày 12/10 trên địa bàn huyện Kim Bôi có mưa với tổng lượng mưa 467,6mm, gây thiệt hại về người, tài sản và cây trồng. Hiện nay, huyện Kim Bôi đãng dồn sức khẩn trương triển khai các công tác khắc phục hậu quả do mưa lũ.


Theo Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Kim Bôi, tính đến thời điểm này toàn huyện có 2 người chết, 1 người bị thương do sạt lở đất. Toàn huyện có 12 ngôi nhà và công trình phụ trợ bị cuốn trôi; 211 hộ dân phải di dời; 15.600 hộ bị ảnh hưởng. Về cây trồng, vật nuôi, toàn huyện có 1.258, 4 ha lúa bị mất trắng; 1.625 ha cây màu bị mất trắng; 83,5 ha cây ăn quả bị ngập; 14 con trâu, bò, 312 con lợn, dê và 7.340 con gia cầm bị cuốn trôi; 194 ha ao cá bị vỡ. Khối lượng đất đá sạt lở tại 103 điểm, tương đương 83,288 m3. Lũ bão cũng đã làm đổ 49 cột điện; 3.266 m tường bao và làm sạt lở, hư hỏng 1.987 m đường giao thông, cuốn trôi 3.275m kênh mương. Ngoài ra, nước lũ đã cuốn trôn nhiều rọ thép kè bờ sông Bôi, 1 máy trộn bê tông, 1 máy xúc, 1 xe máy, 6 tủ lạnh, 1 máy bừa, 1 quạt điện. Nghiêm trọng hơn, mưa lũ đã phá hủy 28 công trình gồm cầu dân sinh, ngầm, cống và nhiều bai, đập. Tổng thiệt hại so áp thấp nhiệt đời gây ra từ ngày 9/10 đến ngày 12/10 khoảng 295 tỷ đồng.

Đồng chí Vũ Thị Ngọc, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Kim Bôi cho biết: Đợt mưa lũ vừa qua là đợt lũ lịch sử gây thiệt hại nặng nề nhất từ trước đến nay. Tại nhiều xã như Thượng Bì, nước đã cuốn trôi nhiều tuyến đường, gây ngập úng toàn bộ hoa màu. Riêng trong 2 ngày đầu, xã hoàn toàn bị cô lập do nước lũ dâng cao và cuốn trôi nhiều cầu cống, gây sạt lở nghiêm trọng nhiều tuyến đường. Tại xã Cuối Hạ, lượng đất đá sạt lở rất lớn làm các trục đường liên xóm, liên xã bị ách tắc. Nước lũ cũng đã làm ngập hơn 1.200 ha lúa đang vào thời kỳ thu hoạch, hiện nay diện tích này coi như mất trắng và ngập úng hơn 1.600 ha hoa màu, trong đó có nhiều diện tích cây rau vụ đông, ngô và bí xanh mới được bà con xuống giống. Đặc biệt nghiêm trọng tại thời điểm hiện nay tình trạng sạt lở tại xóm Mớ Khoắc, xóm Mớ Đồi, xã Hạ Bì và xóm Củ, xóm Đúp, xã Tú Sơn làm 60 hộ hiện vẫn phải di dời ở nhờ nhà người thân.


Người dân xã Thượng Bì, Kim Bôi tập trung lực lượng khắc phục các tuyến đường bị hư hỏng do mưa lũ.

Trước những diễn biến phức tạp của tình hình bão lũ, ngay trong ngày đầu tiên khi mực nước dâng cao, phá hỏng nhiều tuyến đường, huyện Kim Bôi đã mở kho vật tư của huyện hỗ trợ khẩn cấp 2.000 rọ thép, 7 cống tròn cho 7 xã thiệt hại nặng để khắc phục ngay đảm bảo giao thông đi lại và gia cố các điểm ngầm, bai có nguy cơ bị vỡ. Ở những vị trí ngập nước, sạt lở taluy âm, huyện chỉ đạo lập rào chắn, cử người canh gác đồng thời gia cố bằng rọ thép và đá hộc đảm bảo an toàn giao thông. Đối với những vị trí sạt lở, huyện huy động 8 máy xúc và gần 30 ô tô các loại để dọn dẹp đất đá sạt vào nhà dân và thông đường đến các xóm.


Lực lượng dân quân tự về canh gác tại điểm sạt lở xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi.

 Đặc biệt, đối với 2 điểm có nguy cơ sạt lở cao là Hạ Bì và Tú Sơn, huyện đã huy động lực lượng, phương tiện khẩn cấp di dời 60 hộ dân bị sạt lở. Tạm thời hỗ trợ mỗi hộ 2 triệu đển trang trải cuộc sống trong khi chờ xử lý các khu vực sạt lở. Đồng chí Vũ Thị Ngọc, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện cho biết: Tại các điểm sạt lở ở xã Hạ Bì và Tú Sơn, huyện đã cắm cờ báo hiệu, lập rào chắn không cho người dân đến gần. Theo khảo sát, vị trí sạt lở tại xã Tú Sơn khá nghiêm trọng, có các vết nứt dài liên tục, nhiều điểm đất bị sụt xuống hơn 1 m, rất nguy hiểm. Về phương án lâu dài, huyện đang chờ kết quả khảo sát nghiên cứu của các chuyên gia. Tuy nhiên, huyện cũng đã khảo sát vị trí tái định cư trong trường hợp phải di dời dân.


Nông dân huyện Kim Bôi khôi phục sản xuất sau mưa lũ. 

Để khôi phục sản xuất sau mưa lũ, theo đồng chí Vũ Thị Ngọc, trước mắt ngành nông nghiệp huyện đang tiến hành rà soát toàn bộ diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại. Đồng thời đề xuất huyện hỗ trợ hạt giống rau, hạt giống ngô và các loại giống cây màu vụ đông để bà con kịp thời triển khai vụ đông đảm bảo kịp thời, đúng tiến độ.


                                                                                                 P.L


Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục