(HBĐT) - Nằm ở lưng chừng dốc, cách trung tâm thị trấn Mai Châu 14 km, xã Thung Khe giáp ranh với xã Noong Luông và địa phận huyện Tân Lạc. Xã gồm 4 xóm, 151 hộ với 595 nhân khẩu. Trong những năm qua, xã Thung Khe đã nỗ lực, tranh thủ sự hỗ trợ của tỉnh, nguồn lực trong nhân dân để xây dựng hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn, công trình thủy lợi… trên địa bàn. Tuy nhiên, do đặc thù là xã vùng cao nên đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Với 100% lao động làm nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã chiếm 32% (theo chuẩn nghèo đa chiều), thu nhập bình quân mới đạt 10,2 triệu đồng/người/năm.
Địa hình xã Thung Khe (Mai Châu) chủ yếu là đồi,
núi, diện tích đất canh tác hạn chế, chất lượng đất kém, năng suất cây trồng
thấp… do đó việc nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân đang là
"bài toán” khó. ảnh chụp tại xóm Thung Ảng.
Những
năm gần đây, xã Thung Khe đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân
tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cải tiến phương thức canh tác
nhằm nâng cao thu nhập. Song do đặc thù là vùng núi cao, khí hậu khắc nghiệt,
mùa đông thường xuyên xảy ra hiện tượng sương muối nên việc sản xuất, canh tác
vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó, do thiếu nguồn nước tưới trầm trọng, nước lấy từ
khe, suối chỉ đủ để sinh hoạt, còn lại trông chờ vào những trận mưa nên người
dân không thể chủ động trong sản xuất nông nghiệp. Trước muôn vàn khó khăn,
việc phát huy nội lực từ sức dân cùng
nguồn kinh phí của xã để xây mới và nâng cấp các trục đường giao thông
nông thôn, nội đồng, hệ thống thủy lợi… vẫn là "bài toán” đau đầu với cấp ủy,
chính quyền xã Thung Khe.
Đồng chí Hà Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND xã Thung
Khe cho biết: "Diện tích đất canh tác chỉ có 140 ha/1.867 ha, nằm phân tán ở
nhiều nơi, như vậy mỗi người dân có chưa đầy 300 m2 đất để trồng trọt. Bên cạnh
đó, đất lẫn rất nhiều đá vôi, hầu như đã bạc màu, rất khó cải tạo. Với những
khó khăn về đất canh tác, việc nâng cao sản lượng, năng suất cây trồng hầu như
là không thể”.
Ngoài những khó khăn về đất canh tác, thiếu nước
tưới cũng là trở ngại đối với bà con trong sản xuất nông nghiệp. Người dân cả 4
xóm đều thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Nguồn nước chủ yếu lấy về từ các khe,
suối cách nhà cả cây số, được dẫn về bằng ống nước hoặc người dân tự mang thùng
đi chở nước về dùng. Nguồn nước khan hiếm nên người dân chủ yếu trồng các loại
cây chịu hạn như khoai, lạc… và trông chờ vào những cơn mưa thay cho việc tưới
tiêu, do đó năng suất cây trồng đạt
thấp.
Xuất phát từ những khó khăn, để tạo thuận lợi
cho sản xuất nông nghiệp, phục vụ hoàn thành các mục tiêu xây dựng NTM, xã
Thung Khe đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu như: giao thông nông thôn,
đường nội đồng, công trình thủy lợi... Tuy vậy, đường nội đồng mới cứng hóa
được 3,8%, đi lại rất khó khăn vào mùa mưa. Cả xã mới có 2/4 xóm có khu thể
thao, còn nhiều hộ phải ở nhà tạm.
Đồng chí Hà Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND xã Thung
Khe cho biết: Để thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng NTM, bên cạnh sự
quyết tâm, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân trong chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập, xã rất cần sự quan tâm của
các cấp, các ngành trong việc đầu tư phát triển kinh tế, hỗ trợ vốn xây dựng
các công trình kết cấu hạ tầng, giúp người dân tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi và
các loại cây, con giống để phát triển kinh tế.
Hoàng Anh
(HBĐT) - Những thửa ruộng bết bát bùn chỉ còn những thân lúa đổ gục vì bị vắt kiệt dinh dưỡng. Những bãi mía ngả nghiêng. Những nương ngô trơ khấc. Hàng nghìn con gia súc, hàng trăm nghìn con gia cầm bị cuốn trôi và chết trương trong nước lũ. Tôm cá theo cơn tức nước vỡ bờ tràn hết ra suối ra sông... Bao nhiêu thành quả lao động tưởng như đang cầm chắc trong tay, bỗng dưng bị cuốn phăng trong trận mưa lũ lịch sử kéo dài từ ngày 09-11/10/2017. Mấy ngày sau mưa lũ, người nông dân vẫn chưa hết thẫn thờ, xóm làng tan hoang, ruộng đồng xơ xác nhưng với bản chất kiên cường và chịu khó, họ đang gắng gượng vượt qua nỗi đau, gồng mình đứng dậy để khôi phục sản xuất, sớm ổn định cuộc sống.
(HBĐT) - Trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, giao thông được xem là một trong những tiêu chí khó thực hiện vì cần nguồn vốn lớn. Trong khi đó, các xã vùng sâu, vùng xa của huyên Kim Bôi địa hình phức tạp, dân cư sinh sống phân tán. Đặc biệt, đời sống của bà con còn nhiều khó khăn nên việc huy động nguồn lực trong nhân dân thực hiện tiêu chí giao thông đạt chuẩn là "bài toán khó”.
(HBĐT) - Thực hiện phong trào thi đua "Tỉnh Hòa Bình chung sức xây dựng nông thôn mới”, các cấp, ngành, đơn vị trong tỉnh đã hưởng ứng tham gia, đặc biệt là phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới ở các xã.
Việc xây dựng các đặc khu kinh tế (ÐKKT) đang được nhắc đến như một giải pháp hiệu quả để đột phá, tạo sức lan tỏa, thúc đẩy nền kinh tế. Tuy nhiên, dù thống nhất cao quan điểm phải có cơ chế đặc thù, thể chế đặc biệt cho các ÐKKT, nhưng chính những nhà làm luật và các chuyên gia lại có những quan điểm khác nhau về mô hình tổ chức chính quyền địa phương tại các đặc khu.
(HBĐT) - Lương Sơn là huyện cửa ngõ của tỉnh. Địa bàn
huyện nằm trong vùng động lực phát triển kinh tế, thu hút đầu tư của tỉnh. Trong
CTMTQG xây dựng nông thôn mới, huyện phấn đấu trở thành huyện nông thôn mới vào
năm 2020. Công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện được cấp ủy,
chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đặc biệt phát huy
vai trò hạt nhân chính trị của các tổ chức Đảng ở cơ sở.