(HBĐT) - Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động được triển khai thực hiện kể từ năm 2009. Với tỉnh ta, bên cạnh công tác quảng bá, tuyên truyền, các chương trình "Đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa” diễn ra hàng năm là hoạt động hưởng ứng quan trọng và thiết thực, qua đó, người dân có chuyển biến tích cực về nhận thức, thói quen mua sắm, tiêu dùng hàng Việt.


Người tiêu dùng nông thôn huyện Lạc Sơn mua sắm tại phiên chợ đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa.

 Chúng tôi có mặt tại phiên chợ đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa xã Liên Vũ (Lạc Sơn) được tổ chức trong 3 ngày (từ 22 - 24/9/2017. Không khí nơi diễn ra phiên chợ náo nức, vui tươi như ngày hội mở. Không những bà con vùng này mà có nhiều người ở các xã vùng khác như Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Tự Do cũng đến thăm quan, mua sắm tại các gian hàng. Theo anh Nguyễn Ngọc Tuấn, cán bộ Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh, không khí này cũng diễn ra tương tự tại các phiên chợ đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa xã Xuất Hóa (Lạc Sơn), xã Bảo Hiệu, Yên Trị (Yên Thủy).

Sở dĩ người dân đến với phiên chợ đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa ngày một đông hơn là bởi công tác tuyên truyền, quảng bá chương trình được tăng cường tần suất. Ngoài các cờ phướn, áp phích, băng rôn, xe truyền thông lưu động, các đơn vị phối hợp đã làm tốt việc thông tin, tuyên truyền trên hệ thống loa, đài phát thanh của xóm, thôn để nhiều người dân nắm bắt được thông tin. Mặt khác, công tác tổ chức, dàn dựng gian hàng, trang trí tổng thể, quy mô của các phiên chợ, chất lượng hàng hóa được chú trọng. Năm 2017, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch đã phối hợp với UBND 2 huyện Lạc Sơn, Yên Thủy tổ chức 4 phiên chợ đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa, quy mô 17 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, 32 gian hàng tham gia. 100% sản phẩm các gian hàng là hàng Việt Nam đảm bảo chất lượng, rõ ràng về nhãn mác, địa chỉ, nguồn gốc xuất xứ, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng, thị hiếu của người dân vùng nông thôn.

Thực phẩm, đồ gia dụng, dệt may, điện tử, giày dép, nhôm, nhựa, hóa mỹ phẩm, bếp tiết kiệm củi… là những mặt hàng được giới thiệu và bày bán tại các phiên chợ đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa. Trong đó, các gian hàng được bà con quan tâm lựa chọn nhiều nhất phải kể đến gian hàng thổ cẩm của Công ty TNHH MTV Lục Nghiệp Thành, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn), gian bán các sản phẩm gia dụng bằng sành, sứ của Công ty TNHH Hùng Mạnh, thị trấn Mường Khến (Tân Lạc). Doanh nghiệp tỉnh ngoài có HTX dệt nhuộm may Tiến Sơn – huyện Nam Trực (Nam Định), HTX sản xuất và tiêu thụ mì gạo Chũ – huyện Lục Ngạn (Bắc Giang)…

Chị Bùi Thị Nga ở xóm Cai, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) cho biết: Hàng hóa phiên chợ khá phong phú, qua đối chiếu tham khảo, người tiêu dùng thấy chất lượng, mẫu mã tốt hơn so với thị trường các chợ nông thôn, đặc biệt là hầu hết mặt hàng có giá hợp lý, phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như khả năng thanh toán. Ví dụ một chục bát ăn hàng Việt Nam có giá 35.000 đồng. Cũng với số tiền đó, nếu mua ở các chỗ khác thì chỉ mua được bát ăn không rõ nguồn gốc, hình thức thô ráp chứ không đảm bảo như hàng Việt. Về quần áo do doanh nghiệp sản xuất gia công đảm bảo chất lượng và giá cả phải chăng, bình quân 20.000 - 80.000 đồng/sản phẩm…

Đồng chí Chu Văn Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch đánh giá: So với các năm trước đây, chương trình đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa năm 2017 được tăng cường, thúc đẩy hơn về công tác tuyên truyền, vấn đề đảm bảo an ninh trật tự, hoạt động biểu diễn văn nghệ tạo điểm nhấn thu hút sự quan tâm mua sắm người dân. Với việc được tiếp cận nhiều hơn với những sản phẩm hàng Việt Nam đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã, có giá cả hợp lý ở các kỳ phiên chợ, người dân vùng sâu, vùng xa đã có những chuyển biến rõ rệt về nhận thức, thói quen tiêu dùng hàng Việt. Doanh số bán hàng tại các phiên chợ theo các đơn vị tham gia bán hàng năm sau cao hơn năm trước. Đồng thời, tác động đến thói quen dùng hàng Việt của người dân khi đi mua sắm luôn lưu tâm đến chất lượng, nhãn mác, nguồn gốc và ưu tiên lựa chọn sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước sản xuất.

 


                                                                               Bùi Minh

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục