Tối 26-11, tại Quảng trường 26-3, TP Hà Giang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm không gian trưng bày văn hóa du lịch và giới thiệu sản phẩm tiêu biểu của các dân tộc tỉnh Hà Giang. Cùng dự, có lãnh đạo một số bộ, ban, ngành T.Ư và địa phương.
Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc với đồng bào Hà Giang tại không gian trưng bày sản phẩm. Ảnh: THỐNG
NHẤT (TTXVN).
Hà
Giang là nơi cư trú của 19 dân tộc, trong đó có những dân tộc ít người như dân
tộc Giáy, Pà Thẻn, Lô Lô, Phù Lá. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa truyền thống
riêng biệt, nhiều lễ hội truyền thống còn được lưu giữ. Ngoài ra, Hà Giang còn
được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam, thắng cảnh, vì vậy tỉnh chọn phát
triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn với mục tiêu đón hơn 1,5 triệu lượt
khách vào năm 2020; tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù
như địa chất, văn hóa, sinh thái. Không gian trưng bày giới thiệu những giá trị
văn hóa tiêu biểu nhất của cộng đồng 19 dân tộc anh em; những sản phẩm du lịch
đặc sắc; sản phẩm nông sản đặc trưng như chè Shan tuyết, mật ong bạc hà…
Tham quan các gian hàng, sản
phẩm tại khu trưng bày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dành thời gian tìm hiểu, nói
chuyện với các doanh nghiệp, người dân, cơ sở sản xuất. Thủ tướng hoan nghênh
việc Hà Giang tổ chức trưng bày, triển lãm, giới thiệu các sản phẩm văn hóa, du
lịch và nhất là các mặt hàng thế mạnh của địa phương. Thủ tướng đánh giá cao và
lưu ý các cơ sở sản xuất bên cạnh việc coi trọng về chất lượng cần không ngừng
cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm, qua đó tăng cường tính hấp dẫn người tiêu
dùng; đồng thời nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
TheoNhanDan
(HBĐT) - Thực hiện dồn điền, đổi thửa (DĐ,ĐT), tức là chia lại, xác lập quyền sở hữu ruộng đất mới cho người dân là công việc khó và phức tạp. Tuy vậy, Yên Thủy là địa phương thực hiện thành công và có quy mô chủ trương DĐ,ĐT đất nông nghiệp, tổ chức lại quỹ đất sản xuất, khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, tạo ra các ô thửa có diện tích lớn, đưa cơ giới vào sản xuất, từng bước hình thành vùng sản chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững gắn với xây dựng NTM.
(HBĐT) - Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tháng 10/2017 ước đạt 307,8 tỷ đồng. Lũy kế 10 tháng năm ước đạt 2.483 tỷ đồng, bằng 92% dự toán Thủ tướng Chính phủ và 82% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh. Trong đó, thu cân đối ngân sách 2.377,8 tỷ đồng, thu xuất, nhập khẩu 87,98 tỷ đồng và thu quản lý qua ngân sách Nhà nước 16,95 tỷ đồng.
(HBĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 123/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền sử dụng đất và Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Theo đó:
(HBĐT) - Sản xuất nông nghiệp, trong đó có chăn nuôi của tỉnh sẽ phải mất thời gian lâu nữa mới có thể phục hồi khi vừa hứng chịu thiên tai của đợt mưa lũ lịch sử. Theo thống kê đánh giá của Sở NN & PTNT, ảnh hưởng của mưa lũ lớn đã gây thiệt hại ước tính 47,5 tỷ đồng cho chăn nuôi. Tổng đàn vật nuôi bị thiệt hại do thiên tai gồm 265 con trâu, bò, ngựa, 4.255 con lợn, gần 180.000 con gia cầm, 233 con dê, 1.380 đàn ong và một số vật nuôi khác.
(HBĐT) - Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, địa phương. Bởi vậy, việc chống thất thu thuế là mối quan tâm hàng đầu của chính quyền các cấp, tuy nhiên, việc này luôn khó và cần sự chung tay.
(HBĐT) - Xóm Bờ, xã Trung Bì (Kim Bôi) có bãi bồi rộng chạy dọc theo con suối luôn dồi dào nước. Khu đất màu mỡ này chưa bao giờ bị bỏ trống trong bất cứ vụ đông nào. Năm nay cũng thế. Mặc dù vào trung tuần tháng 10 vừa qua, mưa lũ lịch sử làm nước suối dâng cao, vùi lấp làm hư hại toàn bộ diện tích ngô đông trồng trước đó hơn chục ngày khiến nông dân chỉ còn lựa chọn duy nhất sau khi nước rút: làm lại đất để trồng loạt cây mới trên nền đất cũ, quyết tâm không để đất trống trong sản xuất vụ đông.