Thông qua các hội chợ kết nối giao thương giữa Hà Nội và các tỉnh, các hội chợ giới thiệu sản phẩm đặc sản vùng miền…, nhiều doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao đã tìm thêm được nhiều đại lý, đối tác, thậm chí mở rộng mặt hàng sản xuất, kinh doanh, ứng dụng thêm được nhiều mô hình công nghệ tiên tiến… Có được điều này là nhờ vai trò của những đơn vị đứng ra kết nối, mà Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Du lịch Hà Nội là một thí dụ.


Thuận Thiên Thành là cơ sở sản xuất mãng cầu xiêm của ông chủ trẻ Đặng Quý Ngọc ở Vĩnh Thới, Lai Vung, Đồng Tháp. Khởi nghiệp với mảnh đất hơn 1ha của gia đình, chỉ trồng mãng cầu xiêm sạch, anh đã xây dựng nhà máy chế biến mãng cầu xiêm đầu tiên ở Lai Vung, Đồng Tháp. Đến nay, anh đã thu hút được nhiều nông dân trong vùng tham gia trồng mãng cầu xiêm sạch theo phương pháp của mình, để tạo nguồn nguyên liệu cho nhà máy, vừa tăng thu nhập cho nông dân, tạo nguồn thu ổn định, đồng thời tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu ổn định cho nhà máy của mình.

Tham dự Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2017 tổ chức tại Hà Nội hồi cuối tháng 11, Đặng Quý Ngọc hy vọng anh có thể tìm kiếm thêm được đại lý ở khu vực phía bắc, nơi mà sản phẩm mãng cầu xiêm của anh chưa xuất hiện nhiều. "Tôi thấy người dân Hà Nội phải ăn mãng cầu xiêm đắt quá, hơn gấp đôi so với trong chỗ tụi em, mà lại không tươi ngon. Tôi mong tìm được một vài đại lý nhận cung cấp mãng cầu xiêm tươi, bởi vì trái cây ở Đồng Tháp rất rẻ, nhiều, ngon mà lại sạch. Nhiều khi nông dân không bán hết, đem đổ bỏ thấy phí vô cùng”.



Gian hàng giới thiệu sản phẩm hạt điều tại Hội chợ Đặc sản vùng miền.

Trong ba ngày Hội chợ, Đặng Quý Ngọc đã tìm được hai đại lý tiêu thụ ở Hà Nội, chủ yếu là mãng cầu xiêm đóng hộp và mãng cầu xiêm sấy. Nhưng không chỉ có vậy, đã có thêm đối tác Malaysia và Brunei ký kết hợp đồng nhập khẩu sản phẩm mãng cầu xiêm đóng hộp của Thuận Thiên Thành, đồng thời sản phẩm trà mãng cầu xiêm được người tiêu dùng Hà Nội rất ưa chuộng. Đặng Quý Ngọc cho biết, anh sẽ tích cực tham gia những hội chợ kết nối sau này nữa, để tìm cơ hội đưa sản phẩm của mình vào một số hệ thống siêu thị, hệ thống bán lẻ lớn ở Hà Nội. "Chinh phục được thị trường rộng lớn như Hà Nội là mơ ước của tôi”.

Cũng như Thuận Thiên Thành, V.A là một cơ sở nuôi và chế biến thịt cá thác lác ở Vĩnh Long. Có nguồn nguyên liệu và sản xuất ổn định, nhưng thị trường chính của cơ sở này chủ yếu vẫn là ở phía nam. Tham gia Hội nghị kết nối giao thương Hà Nội với các tỉnh, thành phố trong cả nước, diễn ra hồi đầu tháng 11 tại khách sạn Daewoo, Hà Nội, cơ sở này đem theo không chỉ sản phẩm mà còn đầy đủ tài liệu, hình ảnh giới thiệu quy trình nuôi cá sạch, chế biến thịt cá, chả cá thác lác, nhằm giới thiệu với các đại lý ở Hà Nội, một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng. Mới trong buổi chiều đầu tiên diễn ra Hội nghị, nhưng chủ cơ sở đã hồ hởi khoe rằng, đã có hai đại lý muốn ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của họ, và một số đại lý khác cũng đang trong quá trình đàm phán về giá cả và phương thức vận chuyển…

Về phía đơn vị tiêu thụ, T.T là một trong số doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội chuyên cung ứng thực phẩm sạch. Không phải là nơi sản xuất, nhưng T.T có trong tay một hệ thống từ chăn nuôi đến trồng trọt, cung cấp các loại thịt lợn sạch, trái cây, rau sạch, thậm chí tự chế biến các loại thực phẩm từ chính thịt lợn sach của cơ sở mình. T.T có mặt tại Hội nghị kết nối giao thương Hà Nội với các tỉnh, thành phố với một gian hàng giới thiệu sản phẩm, nhưng chính bà chủ lại vô cùng tích cực đi thăm, trao đổi với các gian hàng khác để tìm thêm nguồn cung cho mình. Kết thúc hội nghị, T.T nhận tiêu thụ na sạch Lạng Sơn, nhãn sạch đặc sản Hưng Yên, cam Cao Phong, đồng thời mở rộng thêm cá sạch sông Đà vào danh sách các mặt hàng của mình cung cấp cho thị trường Hà Nội.

Đây chỉ là ba trong số rất nhiều doanh nghiệp đã mở rộng được thị trường, mặt hàng của mình thông qua các hội chợ, hội nghị kết nối. Đây là hoạt động thực sự hiệu quả và đang ngày càng thu hút nhiều địa phương, doanh nghiệp tham gia. Nếu như tại Hội nghị kết nối kết nối giao thương Hà Nội với các tỉnh, thành phố hồi đầu tháng 11 có 49 tỉnh, thành phố tham gia, thì tại Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2017 cuối tháng 11, đã có 55 tỉnh, thành phố tham dự.

Những hội chợ, hội nghị kết nối như vậy đã được tổ chức gần như liên tục trong những năm qua, hoặc là do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Du lịch Hà Nội đứng ra tổ chức, hoặc là do Trung tâm phối hợp với các đơn vị, tỉnh thành khác thực hiện. Và kết quả luôn là những con số ấn tượng: 14 doanh nghiệp của Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên… ký biên bản hợp tác xúc tiến tiêu thụ nông sản an toàn; 26 doanh nghiệp của Hà Nội và Lâm Đồng ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn, giá trị ký kết ước đạt 5 tỷ đồng tại Hội nghị kết nối giao thương và xúc tiến tiêu thụ nông sản an toàn do Trung tâm phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, du lịch tỉnh Lâm Đồng tổ chức. Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 17- AgroViet tại thành phố Hồ Chí Minh: Công ty CP VietRAP tham gia Hội chợ với hơn 30 dòng sản phẩm, doanh thu bán được trực tiếp tại Hội chợ hơn 60 triệu đồng, đã kết nối được với bảy đơn vị làm đại lý phân phối tại các tỉnh phía Nam; Công ty CP dược phẩm Thiên Phúc đã kết nối được Công Ty CP Đầu tư Thông tin Đại Dương, làm đại lý phân phối tại thành phố Hồ Chí Minh; Cơ sở làng nghề thủ công mỹ nghệ Bùi Xuân Lợi - Xã Sơn Hà, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội doanh thu bán được trực tiếp tại Hội chợ hơn 80 triệu đồng, kết nối được Cơ sở kinh doanh Trung Tín làm đại lý liên danh, liên kết kinh doanh tại TP Hồ Chí Minh; Công ty TNHH thương mại thực phẩm sạch S. Mart đã làm việc với HTX Xoài cát Hòa Lộc để thỏa thuận bao tiêu sản phẩm xoài cát của Tiền Giang ra tiêu thụ tại thị trường Hà Nội; Công ty TNHH Việt Liên đã tìm được một số đối tác nhận làm đại lý tiêu thụ các sản phẩm sinh học thảo dược tại TP Hồ Chí Minh.

Với hơn 10 triệu dân đang sinh sống, học tập, làm việc trên địa bàn, Hà Nội là thị trường tiêu thụ hàng hoá lớn. Trong khi đó, khả năng cung ứng của các mặt hàng trên địa bàn thành phố chưa đủ để phục vụ nhân dân: gạo đáp ứng khoảng 35% nhu cầu; thịt bò đáp ứng 15%; thủy hải sản đáp ứng 5%; thực phẩm chế biến đáp ứng 25%; rau củ đáp ứng 65%; hoa quả đáp ứng 30% (thịt lợn, thịt gà cơ bản đáp ứng đủ nhưng vẫn phải khai thác thêm từ các tỉnh, thành lân cận)... Chính vì thế, vai trò của các hội nghị, hội chợ kết nối mà Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Du lịch Hà Nội đã và đang thực hiện là rất quan trọng, không chỉ giúp các doanh nghiệp nông nghiệp từ các tỉnh trong cả nước mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm kiếm đối tác, mà còn góp phần cung ứng cho thị trường Hà Nội những sản phẩm chất lượng cao, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đẩy lùi nạn thực phẩm bẩn.


Theo Nhandan

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục