(HBĐT) - Vốn đam mê trồng cây ăn quả nên hàng chục năm qua, ông Đặng Minh Dung, xóm Tân Lai, xã Đông Lai (Tân Lạc) trồng đủ các loại cây nhưng chỉ khi "bén duyên” với cây bưởi đỏ, gia đình ông mới được hưởng trái ngọt. Bưởi đỏ đã đem lại cho người làm vườn cần mẫn nguồn thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm.
Vườn
bưởi đỏ sai trĩu quả của gia đình ông Đặng Minh Dung, xóm Tân Lai, xã Đông Lai (Tân Lạc).
Kể từ khi cây bưởi đỏ lên ngôi ở đồng đất Mường
Khơi, không ít hộ dân đã nhanh chóng cải tạo, chuyển đổi vườn tạp qua trồng
bưởi và có được niềm vui đổi đời. Về Tân Lai những ngày này, đâu đâu cũng thấy
những cây bưởi sai trĩu quả. Từ đường 12B vào chừng 1 km, chúng tôi đến thăm
vườn bưởi của gia đình ông Đặng Minh Dung. "Vườn nhà ông Dung nhiều và đẹp nhất,
nhì trong xóm. Các anh cứ vào xem, bưởi bắt đầu chín vàng rồi, cây nào cây nấy
sai trĩu quả”, Trưởng xóm Tân Lai, Phạm Quang Duy giới thiệu.
Quả đúng như vậy, hơn 200 gốc bưởi đỏ 8 năm tuổi được
trồng trên diện tích 0,7 ha, cây nào cũng sai trĩu quả. Bưởi bắt đầu chín, khu
vườn trông thật bắt mắt với sắc vàng của quả, sắc xanh của lá đan xen. Thế nhưng,
để có được quả ngọt như ngày hôm nay, chủ vườn phải trải qua hành trình dài với
không ít chông chênh. ông Dung nhớ lại: "Trước khi đưa bưởi vào trồng, trên
vườn này tôi trồng nhiều loại cây như: táo, hồng xiêm, hồng không hạt... Tuy
nhiên, vì trồng đan xen nhiều loại cây
khác nhau nên hiệu quả kinh tế thấp, thu nhập chỉ mang tính chất lấy ngắn nuôi
dài, chứ không tích cóp được. Những năm 2008 - 2009, thời điểm cây bưởi đỏ bắt
đầu đem lại thu nhập cho một số hộ trong xã, tôi thấy đấy là cơ hội tốt để cải
tạo vườn nhà. Năm 2009, vườn được thay thế hoàn toàn bằng cây bưởi đỏ. Phải nói
rằng, so với những cây có múi khác thì bưởi là loại cây dễ tính, dễ chăm sóc
nhất. Chỉ sau 3 năm, bưởi đã cho thu quả bói, lúc đó giá bưởi rất cao nên tôi
biết đây chính là cây giúp mình làm giàu”.
Bí quyết để có
vườn bưởi đẹp của ông Dung là mỗi sáng thức dậy, ông đi một vòng quanh vườn để
kiểm tra "sức khỏe” các cây bưởi. Tình yêu dành cho cây, cộng với sự ham học
hỏi từ bạn bè, sách báo đã giúp vườn bưởi phát triển tốt. Sau lứa đầu cho thu
bói, 4 năm trở lại đây, cây bưởi đều đặn đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia
đình ông Dung. "Mình có lợi thế là dù trồng sau nhưng có đất rộng nên số lượng
cây nhiều. Chỉ sau 2 năm trồng là gia đình đã thu hồi vốn nhờ bán cành giống.
Từ đó đến nay, tính riêng chiết cành, mỗi năm cũng thu được khoảng 50 triệu
đồng. Còn quả thì vụ đầu tiên thu được
200 triệu đồng, các vụ sau ngày một tăng hơn. Năm ngoái, gia đình thu được 400
triệu đồng, năm nay, bưởi sai quả hơn nên dự kiến thu khoảng 450 triệu đồng”,
ông Dung phấn khởi cho biết.
Để cho chúng tôi được kiểm chứng độ thơm, ngọt đặc
trưng của giống bưởi đặc biệt này, ông Dung chọn những quả chín đạt tiêu chuẩn
đãi khách. ông bảo, những ngày qua, nhiều tư thương đến hỏi mua nhưng ông chưa
bán vì bưởi chưa chín nên sẽ không đạt được độ ngọt, thơm nhất. "Tôi muốn đưa
đến khách hàng sản phẩm đạt chất lượng cao nhất, để họ nhớ đến bưởi đỏ của Đông
Lai. Muốn được như vậy phải để bưởi chín rộ, mùi thơm lan tỏa khắp vườn rồi mới
bán”, ông Dung bày tỏ. Về phương hướng sắp tới, ông Dung chia sẻ, do gia đình
đã trồng hết diện tích nên sẽ tập trung chăm sóc vườn tốt hơn và chú trọng áp
dụng khoa học - kỹ thuật vào chăm sóc để nâng cao năng suất, nhất là chất lượng
sản phẩm.
Với những thành công đã đạt được, tháng 8 vừa qua, gia
đình ông Đặng Minh Dung được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen hộ sản xuất,
kinh doanh giỏi giai đoạn 2015 - 2016.
Viết Đào
(HBĐT) - Sải bước trên con đường bê tông từ xóm Trung Sơn đi xóm Bói, xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) mới thấy tinh thần đồng lòng, chung sức xây dựng NTM của chính quyền và nhân dân trong xã. Con đường có chiều dài 1.000 m, rộng 3 m được khởi công từ tháng 12/2016, nhờ 4 hộ dân bị ảnh hưởng tự nguyện hiến đất làm đường. Bà con đóng góp ngày công lao động nên công trình hoàn thành vào tháng 3/2017. Từ khi có con đường này, người dân không còn lo lắng khi đi lại mỗi lúc trời mưa gió.
(HBĐT) - Ngày 15/12, Sở Công Thương đã tổ chức hội nghị tổng kết Đề án mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng VTNN năm 2017. Tham dự có lãnh đạo một số Sở, ngành, Hội nông dân, Liên minh HTX tỉnh và đại diện UBND cấp huyện, xã thuộc 2 huyện thụ hưởng Lạc Sơn, Tân Lạc.
(HBĐT) - Cụ thể hóa các phong trào thi đua yêu nước, phong trào CCB gương mẫu bằng những việc làm thiết thực, các cấp Hội CCB trong tỉnh đã phát huy bản chất truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ”, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ công tác Hội năm 2017.
(HBĐT) - Sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa đang là yêu cầu cấp bách đối với các HTX nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, để làm được điều này đòi hỏi không chỉ nỗ lực của riêng HTX mà cần nhiều yếu tố hỗ trợ. Theo bộ tiêu chí xã NTM quy định tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất phải đảm bảo 2 nội dung là xã có HTX hoạt động theo đúng quy định của Luật HTX và xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững.
(HBĐT) - Năm 2011, khi bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng NTM, xã Lạc Long (Lạc Thuỷ) mới đạt 5 tiêu chí; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 15 triệu đồng. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã ước đạt 32,5 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo còn 9,5%; xã đạt 17/19 tiêu chí. Còn tiêu chí số 5 về trường học và số 6 về cơ sở vật chất văn hoá đang được xã gấp rút thực hiện. Để đạt mục tiêu đề ra, xã tổ chức rà soát đánh giá từng nội dung của tiêu chí, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể từng nội dung gắn với việc lồng ghép kết hợp với huy động nguồn lực của nhân dân để triển khai thực hiện; đồng thời nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được đảm bảo đồng bộ, bền vững.
(HBĐT) - LTS: Nhân kỷ niệm 60 năm thành lập huyện Tân Lạc (1957-2017) và đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì, đồng chí Đinh Công Sứ, Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Hòa Bình về các giải pháp đưa KT-XH của huyện phát triển nhanh và bền vững.