(HBĐT) - Trong những năm qua, mô hình nuôi ong lấy mật ở xã Lâm Sơn (Lương Sơn) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự nhiên, khí hậu trong lành, thảm thực vật phong phú, nghề nuôi ong ngày càng phát triển, sản phẩm mật ong xã Lâm Sơn được ưa chuộng, từ đó trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình.


Nghề nuôi ong ở xã ban đầu chỉ là những hộ nhỏ lẻ nuôi theo phương pháp truyền thống, chủ yếu phục vụ nhu cầu gia đình. Qua quá trình phát triển, đến nay, toàn xã có gần 30 hộ nuôi ong với 2.580 đàn. Người nuôi ong đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản phẩm từ ong được sản xuất theo tiêu chuẩn sạch, nhờ đó chất lượng ngày càng được nâng lên, khẳng định được thương hiệu, uy tín, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu. Phong trào nuôi ong đã phát triển rộng khắp tại địa bàn xã. Một số hộ mạnh dạn đầu tư nuôi với số lượng lớn như ông Lê Đình Khuê (xóm Lam Sơn) 200 đàn, Nguyễn Văn Rõ (xóm Lam Sơn) 150 đàn…



Mô hình nuôi ong lấy mật đem lại cho gia đình ông Nguyễn Văn Rõ (bên trái) thu nhập hơn 150 triệu đồng/năm. 

Đến thăm gia đình ông Lê Đình Khuê (xóm Lam Sơn) với hơn 10 năm gắn bó với nghề, hiện nay, ông có trên 200 đàn ong, ước tính mỗi vụ thu được 2 tấn mật được các thương lái ở nhiều tỉnh lân cận về thu mua. ông Khuê cho biết: "Nhờ cải tiến phương thức nuôi ong, áp dụng khoa học kỹ thuật, hướng đến tiêu chí sản phẩm sạch nên chất lượng mật ong luôn được người dân ưa chuộng, thu hoạch đến đâu bán hết đến đấy. Với giá bán 180.000 - 200.000 đồng/chai, sau khi chi phí, sản phẩm mật ong đem lại cho gia đình tôi thu nhập 150-200 triệu đồng/ năm”.

Với ưu điểm vốn đầu tư ban đầu không lớn, không tốn nhiều nhân lực, đem lại thu nhập cao, do đó không ít người đã mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng, vật nuôi không hiệu quả để nuôi ong. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả, năng suất và chất lượng mật ong cao đòi hỏi nhiều kỹ thuật và tính cần mẫn. ông Nguyễn Văn Rõ (xóm Lam Sơn), chủ 150 đàn ong cho biết: "Điều quan trọng nhất trong quá trình nuôi ong là chọn ong chúa, nếu ong chúa khỏe mạnh thì cả đàn ong và giống ong những lứa sau sẽ khỏe mạnh, cho mật nhiều nhất. Nguồn mật hoa cho ong phải là hoa nhãn, hoa táo…như vậy sẽ cho chất lượng mật tốt nhất. Ong sống trong quần thể lớn nên khả năng nhiễm và lây lan bệnh rất cao, do đó, việc phòng, chống bệnh cho ong, dập bệnh ngay tại thời điểm phát hiện cũng được đặt lên hàng đầu”.

Cứ đến mùa hoa nở, các hộ nuôi ong vận chuyển đàn ong đến Hưng Yên để lấy mật nhãn, đến Quốc Oai, Chương Mỹ (Hà Nội) để lấy mật hoa táo. Sản phẩm mật ong của xã bán ra thị trường được ưa chuộng bởi chất lượng tốt, giá cả phù hợp lại đảm bảo vệ sinh. Không chỉ tiêu thụ ở xã, mật ong xã Lâm Sơn còn đến được với nhiều tỉnh, thành trong nước. Các sản phẩm khác từ ong như sữa ong chúa, phấn hoa….đều được ưa chuộng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi ong. Tuy nhiên, sản phẩm từ ong được làm ra và bán trên thị trường chủ yếu vẫn theo hình thức tự phát, không có sự thống nhất giá cả giữa các hộ nuôi ong dẫn đến người tiêu dùng hoài nghi về chất lượng mật ong. Vì vậy, vấn đề xây dựng thương hiệu cần được các ngành chức năng quan tâm hơn nữa để mật ong xã Lâm Sơn ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và không ngừng vươn xa.


Hoàng Anh

Các tin khác


Tổng kết Đề án mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng VTNN

(HBĐT) - Ngày 15/12, Sở Công Thương đã tổ chức hội nghị tổng kết Đề án mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng VTNN năm 2017. Tham dự có lãnh đạo một số Sở, ngành, Hội nông dân, Liên minh HTX tỉnh và đại diện UBND cấp huyện, xã thuộc 2 huyện thụ hưởng Lạc Sơn, Tân Lạc.

Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh

(HBĐT) - Cụ thể hóa các phong trào thi đua yêu nước, phong trào CCB gương mẫu bằng những việc làm thiết thực, các cấp Hội CCB trong tỉnh đã phát huy bản chất truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ”, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ công tác Hội năm 2017.

Xây dựng hợp tác xã kiểu mới gắn với phát triển chuỗi giá trị

(HBĐT) - Sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa đang là yêu cầu cấp bách đối với các HTX nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, để làm được điều này đòi hỏi không chỉ nỗ lực của riêng HTX mà cần nhiều yếu tố hỗ trợ. Theo bộ tiêu chí xã NTM quy định tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất phải đảm bảo 2 nội dung là xã có HTX hoạt động theo đúng quy định của Luật HTX và xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững.

Xã Lạc Long dồn sức về đích nông thôn mới

(HBĐT) - Năm 2011, khi bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng NTM, xã Lạc Long (Lạc Thuỷ) mới đạt 5 tiêu chí; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 15 triệu đồng. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã ước đạt 32,5 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo còn 9,5%; xã đạt 17/19 tiêu chí. Còn tiêu chí số 5 về trường học và số 6 về cơ sở vật chất văn hoá đang được xã gấp rút thực hiện. Để đạt mục tiêu đề ra, xã tổ chức rà soát đánh giá từng nội dung của tiêu chí, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể từng nội dung gắn với việc lồng ghép kết hợp với huy động nguồn lực của nhân dân để triển khai thực hiện; đồng thời nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được đảm bảo đồng bộ, bền vững.

Huyện Tân Lạc khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, huy động mọi nguồn lực tạo bước đột phá trong phát triển KT-XH

(HBĐT) - LTS: Nhân kỷ niệm 60 năm thành lập huyện Tân Lạc (1957-2017) và đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì, đồng chí Đinh Công Sứ, Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Hòa Bình về các giải pháp đưa KT-XH của huyện phát triển nhanh và bền vững.

Mỗi tấc đất đang trở thành những tấc “vàng”

(HBĐT) - Cuối tháng 11/2017, đất và người Mường Bi chộn rộn trong niềm vui trước sự kiện công bố, đón nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Bưởi đó Tân Lạc”. Đây là điểm nhấn quan trọng trong lộ trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp mà huyện Tân Lạc đang theo đuổi với tâm thế và tư duy mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục