(HBĐT) - Năm 2011, khi bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng NTM, xã Lạc Long (Lạc Thuỷ) mới đạt 5 tiêu chí; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 15 triệu đồng. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã ước đạt 32,5 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo còn 9,5%; xã đạt 17/19 tiêu chí. Còn tiêu chí số 5 về trường học và số 6 về cơ sở vật chất văn hoá đang được xã gấp rút thực hiện. Để đạt mục tiêu đề ra, xã tổ chức rà soát đánh giá từng nội dung của tiêu chí, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể từng nội dung gắn với việc lồng ghép kết hợp với huy động nguồn lực của nhân dân để triển khai thực hiện; đồng thời nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được đảm bảo đồng bộ, bền vững.


Đồng chí Nguyễn ánh Ngọc, Chủ tịch UBND xã Lạc Long cho biết: Xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài nên phải xây dựng chiến lược phát triển KT-XH ổn định, bền vững. Vì vậy, ngoài sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, xã Lạc Long đã huy động tốt sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, khơi dậy nguồn lực trong nhân dân; phát huy tối đa quy chế dân chủ trong xây dựng NTM; công khai, minh bạch các nguồn lực để người dân tự làm, tự quyết định, tự kiểm tra, giám sát. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia đóng góp xây dựng NTM được các tổ chức, đoàn thể, cán bộ xã, các thôn chú trọng thực hiện với hình thức phong phú. Vận dụng các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước theo hướng xã hội hóa các tiêu chí để vận động nhân dân chung tay đóng góp công sức, tiền của xây dựng các công trình phục vụ nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Từ năm 2011 đến nay, nhân dân trong xã đã hiến trên 9.000 m2 đất các loại, giải phóng hoa màu và đóng góp hàng ngàn ngày công xây dựng cơ sở hạ tầng; đóng góp bằng tiền trên 250 triệu đồng làm đường bê tông, bể tiêu huỷ khi cải táng ở các nghĩa trang. Nhiều hộ dân đã đóng góp những ý kiến, sáng kiến trong quá trình tham gia thực hiện các tiêu chí trong xây dựng NTM.


Công trình trường TH &THCS xã Lạc Long (Lạc Thuỷ) được đầu tư xây dựng đạt chuẩn bằng nguồn vốn ngân sách huyện trị giá trên 9 tỷ đồng đang trong giai đoạn hoàn thiện.

Cùng với việc tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, xã chú trọng đào tạo nghề, vận động nông dân chuyển đổi mùa vụ, cây trồng, đưa các giống mới cho năng suất cao, chất lượng tốt và triển khai ứng dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất nhằm tăng năng suất, nâng cao thu nhập cho người dân. Để đưa máy móc vào đồng ruộng, xã đã thực hiện thành công dồn điền, đổi thửa. Trước đây, cả xã có 2.849 thửa ruộng, mỗi hộ có 12-14 lô, sau khi dồn đổi chỉ còn 960 thửa ruộng, mỗi hộ còn 4-5 lô thuận tiện cho việc canh tác của nhân dân. Trong 5 năm qua, xã đã phối hợp với các ngành liên quan tổ chức được 38 lớp chuyển giao KH-KT cho 1.520 lượt người tham gia. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 30%. Một số mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao đang được nhân rộng như trồng cây có múi, trồng ớt xuất khẩu...

Xã đang dồn sức đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hạng mục của các tiêu chí còn lại: cơ sở vật chất văn hoá, môi trường, trường học để cuối năm nay cán đích NTM đúng hẹn. Đích NTM đã đến gần, trong thời gian tới, xã tiếp tục có những phương pháp tổ chức thực hiện, điều hành chương trình hiệu quả, trong đó, tập trung cho phát triển sản xuất, xây dựng hạ tầng vùng nông thôn để hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho người dân.


Hải Linh

Các tin khác


Cơ hội mới cho bưởi đỏ Tân Lạc vươn xa

(HBĐT) - Cuối tháng 11, niềm vui được nhân đôi với chính quyền và nhân dân Mường Bi khi được mùa bưởi, giữ giá, đồng thời đón nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Bưởi đỏ Tân Lạc”, mở ra cơ hội lớn để giới thiệu, quảng bá, liên kết xây dựng, hình thành các chuỗi tiêu thụ sản phẩm, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu cây trồng gắn với xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Thành lập 1 HTX và 28 nhóm nông dân sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ

(HBĐT) - Từ năm 2010 đến nay, chương trình hợp lực (Dự án thêm cây) do tổ chức DDS - Đan Mạch viện trợ đã triển khai hiệu quả tại huyện Cao Phong. Theo đó, tại 5 xã vùng dự án gồm: Xuân Phong, Yên Lập, Tây Phong, Thu Phong, Đông Phong, Dự án đã đào tạo 9 tập huấn viên (giảng viên nông dân). Các tập huấn viên phối hợp với Hội Nông dân các xã mở 28 lớp FFS với 30 học viên/lớp, thời gian mỗi khóa học kéo dài 4 tháng.

Nối dài cánh tay cho doanh nghiệp nông nghiệp

Thông qua các hội chợ kết nối giao thương giữa Hà Nội và các tỉnh, các hội chợ giới thiệu sản phẩm đặc sản vùng miền…, nhiều doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao đã tìm thêm được nhiều đại lý, đối tác, thậm chí mở rộng mặt hàng sản xuất, kinh doanh, ứng dụng thêm được nhiều mô hình công nghệ tiên tiến… Có được điều này là nhờ vai trò của những đơn vị đứng ra kết nối, mà Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Du lịch Hà Nội là một thí dụ.

Thẩm định xã Thanh Lương đạt chuẩn NTM

(HBĐT) - Ngày 8/12, Hội đồng thẩm định và công nhận các xã đạt chuẩn NTM của tỉnh cùng các thành viên đã có buổi làm việc với UBND huyện Lương Sơn thẩm định xã Thanh Lương về đích NTM năm 2017.

Thẩm định xã Tân Vinh đạt chuẩn NTM

(HBĐT) - Ngày 8/12, Hội đồng thẩm định và công nhận các xã đạt chuẩn NTM của tỉnh cùng các thành viên đã có buổi làm việc với UBND huyện Lương Sơn thẩm định xã Tân Vinh về đích NTM năm 2017.

17/12 - Bùng nổ nhiều quà tặng bốc thăm lên tới 1.3 tỷ cho khách hàng Hateco Apollo

(HBĐT) - Ngày 17/12/2017 tới đây tại khách sạn Grand Plaza Hà Nội, chương trình bốc thăm trúng thưởng với nhiều quà tặng hấp dẫn lên tới 1.3 tỷ nhằm tri ân khách hàng đặt mua dự án Hateco Apollo Xuân Phương sẽ chính thức diễn ra trong sự mong đợi của nhiều người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục