(HBĐT) - Ban quản lý các KCN đã phối hợp với các sở, ngành và địa phương triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tháo gỡ khó khăn để triển khai các dự án, góp phần tích cực hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.


Cán bộ Trung tâm phát triển hạ tầng và dịch vụ KCN hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư triển khai dự án Nhà máy phân bón hóa chất tại KCN Mông Hóa (Kỳ Sơn).

 

Năm 2017, các KCN thu hút 14 dự án đầu tư, trong đó có 4 dự án FDI, tổng vốn đăng ký 28, 61 triệu USD và 10 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký 652 tỷ đồng (đạt 233% kế hoạch), nâng tổng số dự án đầu tư vào các KCN trong tỉnh lên 71 dự án, trong đó có 43 dự án đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp KCN thực hiện doanh thu đạt 12.050 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu 511 triệu USD, giải quyết việc làm cho trên 16.300 lao động. Nhiều doanh nghiệp hoàn thành vượt mức các kế hoạch đề ra như: Công ty Doosung tech Việt Nam đạt giá trị xuất khẩu 180 triệu USD, Công ty HNT ViNa gần 150 triệu USD, Công ty Esquel Việt Nam 40 triệu USD…

Các doanh nghiệp đầu tư trong KCN đang được hỗ trợ tích cực triển khai dự án đầu tư. ông Nguyễn Trung Dũng, Công ty CP Phân bón và hóa chất Hòa Bình thực hiện dự án nhà máy sản xuất phân bón tại KCN Mông Hóa cho biết: Năm 2017, doanh nghiệp được thành lập, Công ty được Trung tâm hỗ trợ thực hiện các thủ tục pháp lý để triển khai dự án với tổng mức đầu tư khoảng 20 tỷ đồng. Đến nay đã hoàn thành 80% hạng mục chính gồm nhà xưởng, hệ thống điện, dự kiến sẽ lắp đặt dây chuyền thiết bị để chính thức hoạt động vào quý I /2018.

Giám đốc Trung tâm phát triển hạ tầng và dịch vụ KCN - BQL các KCN Nguyễn Vũ Hùng cho biết: Trung tâm được giao nhiệm vụ chủ đầu tư KCN Mông Hóa và thực hiện các dịch vụ hỗ cho doanh nghiệp, qua đó đã tích cực hỗ trợ nhà đầu tư vào KCN Mông Hóa. Doanh thu từ hoạt động dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp năm 2017 đạt 1, 3 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 100 triệu đồng. Năm 2017, KCN Mông Hóa thu hút được 4 doanh nghiệp đầu tư với tổng số vốn đăng ký 470 tỷ đồng. Dự kiến đến hết quý I năm nay Trung tâm sẽ hoàn thành mục tiêu thu hút 3 doanh nghiệp vào đầu tư với tổng vốn đầu tư từ 250-300 tỷ đồng, gồm các dự án sản xuất nhôm cao cấp; sản xuất gạch không nung; sản xuất gỗ ván ép. Trung tâm đang phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục cấp giấy phép đầu tư triển khai dự án. Các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp tự giải phóng mặt bằng và được khấu trừ vào tiền thuê đất sau này. Trung tâm đã tập trung xây dựng đường trục chính vào KCN và thu hút các nhà đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước sạch KCN Mông Hóa.

Năm nay, BQL KCN đặt mục tiêu: Phấn đấu lấp đầy 100% diện tích KCN Lương Sơn và KCN bờ trái Sông Đà, 30% KCN Mông Hóa, Yên Quang và Nam Lương Sơn. Hoàn thành đầu tư hạ tầng thiết yếu KCN Mông Hóa, Yên Quang, tạo 50 ha quỹ đất sạch để thu hút đầu tư, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các dự án đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. BQL các KCN đang phối hợp với các sở, ngành và các địa phương huy động nguồn lực, các thành phần kinh tế để đầu tư hạ tầng các KCN, nhất là các KCN Mông Hóa, Yên Quang theo hình thức doanh nghiệp vào đến đâu, xây dựng hạ tầng đến đó, tạo quỹ đất sạch để thu hút doanh nghiệp đầu tư thứ phát. Cùng với đó cập nhật thường xuyên, cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản cho các nhà đầu tư tìm hiểu, nghiên cứu tiềm năng, cơ hội đầu tư vào KCN. Chú trọng xúc tiến, vận động các tập đoàn, nhà đầu tư có tiềm năng, nghiên cứu triển khai các dự án đầu tư để tăng tỷ lệ lấp đầy các KCN, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, có khả năng đóng góp tốt cho ngân sách. Bên cạnh đó, thực hiện rà soát các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai cho doanh nghiệp thực hiện dự án theo kế hoạch cam kết, kiên quyết thu hồi đối với các dự án không triển khai hoặc triển khai không đúng với đăng ký đầu tư.


Lê Chung

 

 

 

 


Các tin khác


Sức bật công nghiệp Lương Sơn

(HBĐT) - Lương Sơn là huyện cửa ngõ của tỉnh, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng, có các tuyến giao thông quan trọng như QL 6, đường Hồ Chí Minh chạy qua. Được xác định là vùng trọng điểm kinh tế, huyện đang tranh thủ sự quan tâm của tỉnh khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế riêng có, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai các dự án, phát triển công nghiệp theo quy hoạch bền vững - đồng chí Nguyễn Vũ Chi, Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn cho biết.

Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng

(HBĐT) - Kể từ năm 2013 đến nay, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh luôn giữ tốc độ tăng trưởng cao, bền vững. Từ ngưỡng 100 triệu USD (năm 2013) tăng 282 triệu USD (năm 2015), 370,8 triệu USD năm 2016 và d?n năm 2017, kim ngạch xuất, nhập khẩu của tỉnh tiếp tục đà đột phá, tăng lên con số trên 505,7 triệu USD.

Nông nghiệp sạch hữu cơ- tấm thẻ xanh cho nông dân

(HBĐT) - Với lợi thế về đất đai và khí hậu, tỉnh ta đang sở hữu nhiều loại nông sản có chất lượng cao được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Đặc biệt, các sản phẩm nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ được coi là tấm thẻ xanh cho nông dân trên đường hội nhập. Mới đây, 3 sản phẩm nông nghiệp của tỉnh ta được tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, gồm: sản phẩm rau hữu cơ Lương Sơn; cam Cao Phong và nhãn Sơn Thủy (Kim Bôi). Đây là các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu nhờ đáp ứng các tiêu chí hiệu quả kinh tế nổi bật, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa đảm bảo an toàn thực phẩm, mang lại thu nhập cao cho nông dân.

Đảm bảo cung ứng tiền mặt tại các cây ATM trên toàn tỉnh

(HBĐT) - Dịp tết luôn là thời điểm mà nhu cầu rút tiền tại các ATM của người dân tăng lên gấp nhiều lần so với ngày thường. Tại nhiều địa điểm khu vực thành phố Hòa Bình cá biệt còn xảy ra tình trạng máy một số cây ATM hết tiền. Thực tế, mặc dù liên tục được phía các ngân hàng bổ sung thêm tiền liên tục nhưng  cây ATM vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu rút tiền của đông đảo nhân dân trong một thời gian ngắn, nhiều người đã phải xếp hàng cả tiếng đồng hồ mới rút được tiền.

Đặc sắc mùa lễ hội Cam, Bưởi


(HBĐT) - Xưa nay, nhắc đến lễ hội ở các địa phương trong tỉnh, người ta thường nghĩ đến các lễ hội truyền thống mang màu sắc văn hóa tâm linh. Còn gần đây, có một "lễ hội” khác thuận theo xu hướng phát triển kinh tế - xã hội cũng đang được người dân hào hứng đón nhận, đó là lễ hội cam, bưởi. Khi cam, bưởi bước vào thời kỳ chín rộ (tức là từ tháng 11 dương lịch cho đến hết Tết Nguyên đán) cũng là lúc người vùng cam, vùng bưởi tổ chức lễ hội.

Những con đường vươn tới ấm no

(HBĐT) - Nếu so với mươi năm về trước, diện mạo giao thông, hạ tầng giao thông của tỉnh có bước tiến vượt bậc. Những con đường tiếp tục được hoàn thiện, nâng cấp, ngày một nối dài vươn tới vùng cao, vùng sâu, vùng xa, mang lại những cơ hội phát triển kinh tế, cải thiện đời sống dân sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục