(HBĐT) - Với diện tích 3,5 ha đất đồi, ông Nguyễn Văn Hòa, xóm Thanh Hà, xã Thanh Lương, huyện Lương Sơn đã cải tạo thành khu đất màu mỡ chuyên canh trồng giống bưởi Diễn và bưởi chín sớm. Hai giống bưởi này đã cho những trái ngọt, giúp gia đình ông làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Đưa giống bưởi Diễn từ Hà Nội về trồng từ năm 2010 trên diện
tích khoảng 1ha (khoảng trên 300 gốc). Đây là giống bưởi thơm ngon, có thể bảo
quản lâu mà không cần bất cứ một loại hóa chất nào nên được thị trường ưa
chuộng. Chính những đặc điểm đó mà ông Hòa đã chọn đưa cây bưởi Diễn vào canh
tác.
Đến nay, cây bưởi Diễn của gia đình ông đã bước vào năm thứ
8. Để có được vườn bưởi sai trĩu quả là sự nỗ lực của cả một năm gia đình chăm
sóc, xử lý cây ra hoa, đậu quả, tạo mẫu mã quả đẹp. ông đã chứng minh sự thành
công của mình bằng những trái bưởi thơm ngon. Với 300 gốc bưởi, có cây đến 300
quả, trung bình khoảng 150 quả/cây. Những cây sai quả cho thu nhập 8 - 9 triệu
đồng/cây.
Năm nay nhiều vườn bưởi Diễn có giá từ 10.000 - 15.000 đồng/quả
vì mẫu mã xấu, vỏ sần… Còn với vườn bưởi Diễn của gia đình ông được nhiều người
đánh giá là vườn bưởi đẹp của huyện và đã được lãnh đạo Bộ NN&PTNT về thăm.
Thăm vườn bưởi rộng bạt ngàn, chúng tôi được chiêm ngưỡng
những cây bưởi sai trĩu quả, ai nấy đều trầm trồ khen ngợi. Không chỉ trồng
bưởi Diễn bán vào dịp Tết mà ông còn tham khảo thị trường trồng giống bưởi chín
sớm từ năm 2014 với diện tích 2,5 ha. Năm nay, giống bưởi chín sớm bắt đầu cho
thu hoạch được khoảng 30 cây, lợi nhuận thu 100 triệu đồng. Năm nay cả nguồn
thu từ bưởi Diễn và bưởi chín sớm của gia đình ông ước đạt 700 - 800 triệu
đồng.
Có thể nói, bằng sự nỗ lực và quyết tâm làm giàu, lão nông
Nguyễn Văn Hòa đã biến mảnh đất đồi cằn cỗi thành "đất vàng” chuyên canh những
loại cây có giá trị kinh tế cao, nhờ đó giúp ông làm giàu trên mảnh đất quê
hương.
Đình Thủy (Trung tâm Khuyến nông tỉnh)
(HBĐT) - LTS:Trước thềm xuân mới năm 2018, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã dành cho Báo Hòa Bình cuộc phỏng vấn đánh giá kết quả đạt được và những giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành, tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
(HBĐT) - Lương Sơn là huyện cửa ngõ của tỉnh, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng, có các tuyến giao thông quan trọng như QL 6, đường Hồ Chí Minh chạy qua. Được xác định là vùng trọng điểm kinh tế, huyện đang tranh thủ sự quan tâm của tỉnh khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế riêng có, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai các dự án, phát triển công nghiệp theo quy hoạch bền vững - đồng chí Nguyễn Vũ Chi, Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn cho biết.
(HBĐT) - Kể từ năm 2013 đến nay, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh luôn giữ tốc độ tăng trưởng cao, bền vững. Từ ngưỡng 100 triệu USD (năm 2013) tăng 282 triệu USD (năm 2015), 370,8 triệu USD năm 2016 và d?n năm 2017, kim ngạch xuất, nhập khẩu của tỉnh tiếp tục đà đột phá, tăng lên con số trên 505,7 triệu USD.
(HBĐT) - Với lợi thế về đất đai và khí hậu, tỉnh ta đang sở hữu nhiều loại nông sản có chất lượng cao được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Đặc biệt, các sản phẩm nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ được coi là tấm thẻ xanh cho nông dân trên đường hội nhập. Mới đây, 3 sản phẩm nông nghiệp của tỉnh ta được tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, gồm: sản phẩm rau hữu cơ Lương Sơn; cam Cao Phong và nhãn Sơn Thủy (Kim Bôi). Đây là các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu nhờ đáp ứng các tiêu chí hiệu quả kinh tế nổi bật, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa đảm bảo an toàn thực phẩm, mang lại thu nhập cao cho nông dân.
(HBĐT) - Dịp tết luôn
là thời điểm mà nhu cầu rút tiền tại các ATM của người dân tăng lên gấp nhiều
lần so với ngày thường. Tại nhiều địa điểm khu vực thành phố Hòa Bình cá biệt
còn xảy ra tình trạng máy một số cây ATM hết tiền. Thực tế, mặc dù liên tục
được phía các ngân hàng bổ sung thêm tiền liên tục nhưng cây ATM vẫn
không đáp ứng đủ nhu cầu rút tiền của đông đảo nhân dân trong một thời gian
ngắn, nhiều người đã phải xếp hàng cả tiếng đồng hồ mới rút được tiền.
(HBĐT) - Xưa nay, nhắc đến lễ hội ở các địa phương trong tỉnh, người ta thường nghĩ đến các lễ hội truyền thống mang màu sắc văn hóa tâm linh. Còn gần đây, có một "lễ hội” khác thuận theo xu hướng phát triển kinh tế - xã hội cũng đang được người dân hào hứng đón nhận, đó là lễ hội cam, bưởi. Khi cam, bưởi bước vào thời kỳ chín rộ (tức là từ tháng 11 dương lịch cho đến hết Tết Nguyên đán) cũng là lúc người vùng cam, vùng bưởi tổ chức lễ hội.