(HBĐT) - Năm 2017, NHCSXH huyện Tân Lạc có tổng nguồn vốn hoạt động đạt 301.444 triệu đồng, trong đó, nguồn vốn cân đối từ NHCSXH Việt Nam 285.684 triệu đồng, nguồn vốn huy động từ địa phương được T.ư cấp bù lãi suất 14.560 triệu đồng, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương 1.200 triệu đồng; doanh số cho vay 112.720 triệu đồng/4.815 lượt khách hàng vay vốn; doanh số thu nợ 70.124 triệu đồng. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng đạt 300.663 triệu đồng. Nợ quá hạn 201 triệu đồng, chiếm 0,07% tổng dư nợ, nợ khoanh là 467 triệu đồng; dư nợ ủy thác qua các tổ chức CT-XH 300.527 triệu đồng, chiếm 99,95% tổng dư nợ.
Đến nay, toàn huyện có 340 tổ TK&VV với
12.237 thành viên đang hoạt động tại các thôn, xóm; dư nợ do các tổ TK&VV
quản lý 300.527 triệu đồng, bình quân mỗi xã có 14 tổ TK&VV, bình quân mỗi
tổ có 36 thành viên và quản lý 884 triệu đồng.
Qua đánh giá, năm 2017, dư nợ tín dụng chính sách tăng
trưởng 16% so với năm 2016. Nguồn vốn của NHCSXH đã góp phần giảm tỷ lệ hộ
nghèo của huyện còn 24,3% (giảm 3,16% so với năm 2016); đầu tư cải tạo và xây
dựng mới 1.204 công trình nước sạch và công trình vệ sinh, cải thiện điều kiện
sinh hoạt cho người dân ở khu vực nông thôn; hỗ trợ xây mới 325 nhà ở cho hộ
nghèo...
Đ.T
(HBĐT) - Theo Quyết định 428/QĐ-TTg, ngày 18/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 và Quyết định 4717/QĐ-BCT của Bộ Công thương ngày 2/1/2017 về việc phê duyệt bổ sung quy hoạch bậc thang thủy điện sông Đà. Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng ( NMTĐ) mở rộng do Tập đoàn Điện lực Việt Nam đầu tư thuộc danh mục nguồn điện đưa tổ máy 1 vận hành vào năm 2021 và tổ máy 2 vận hành vào năm 2022.
(HBĐT) - Những ngày đầu xuân mới, chúng tôi về huyện Kỳ Sơn - mảnh đất vùng hạ du thủy điện Hòa Bình được gặp, nghe kể về những tấm gương năng động, tiêu biểu trong lao động, sản xuất, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm để phát triển kinh tế. Mỗi câu chuyện đều chứa đựng quyết tâm và khát vọng vươn lên làm giàu.
(HBĐT) - Trẻ em rộn ràng đến trường, người nông dân với nụ cười giòn tan trên những cánh đồng mẫu lớn, đường làng, ngõ xóm sạch đẹp, nhiều công trình khang trang mọc lên. Những hình ảnh đó đưa chúng tôi đến với vùng đất Yên Thủy. Sau 7 năm nỗ lực thực hiện chương trình xây dựng NTM, bức tranh nông thôn của huyện dần khởi sắc.
(HBĐT) - LTS:Trước thềm xuân mới năm 2018, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã dành cho Báo Hòa Bình cuộc phỏng vấn đánh giá kết quả đạt được và những giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành, tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
(HBĐT) - Lương Sơn là huyện cửa ngõ của tỉnh, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng, có các tuyến giao thông quan trọng như QL 6, đường Hồ Chí Minh chạy qua. Được xác định là vùng trọng điểm kinh tế, huyện đang tranh thủ sự quan tâm của tỉnh khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế riêng có, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai các dự án, phát triển công nghiệp theo quy hoạch bền vững - đồng chí Nguyễn Vũ Chi, Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn cho biết.
(HBĐT) - Kể từ năm 2013 đến nay, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh luôn giữ tốc độ tăng trưởng cao, bền vững. Từ ngưỡng 100 triệu USD (năm 2013) tăng 282 triệu USD (năm 2015), 370,8 triệu USD năm 2016 và d?n năm 2017, kim ngạch xuất, nhập khẩu của tỉnh tiếp tục đà đột phá, tăng lên con số trên 505,7 triệu USD.