(HBĐT) - Giai đoạn 2011- 2015, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp huyện Lạc Thủy đạt 9,7%, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm 35,5% đã góp phần phát triển KT-XH của huyện. Để tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, huyện tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ KH-KT nhằm nâng cao giá trị sản xuất, giảm tỷ lệ hộ nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái.
Thành viên tổ hợp tác sản xuất rau an toàn thu hoạch đậu sạch tại vườn rau HTX Bến Nghĩa (xã Cố Nghĩa, Lạc Thủy).
Trên cơ sở xác định vai trò của ngành nông
nghiệp, huyện Lạc Thủy đã phát huy mọi nguồn lực chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
Trên diện tích đất sản xuất kém hiệu quả, các loại cây trồng có năng suất, giá
trị kinh tế cao được lựa chọn trồng thay thế như rau và cây ăn quả, đặc biệt là
cây có múi đã phát huy lợi thế. Hiện nay, diện tích cây ăn quả của huyện phát
triển khá, đặc biệt là các loại cây ăn quả có múi với tổng diện tích trên 470
ha. Bước đầu hình thành nhiều mô hình cho hiệu quả kinh tế cao như: trồng cam
cho thu nhập trên 400 triệu đồng/năm,
trồng bưởi Diễn cho thu nhập trên 250 triệu đồng/năm, tập trung nhiều ở các xã:
Phú Thành, Thanh Nông, Liên Hòa, Cố Nghĩa, thị trấn Thanh Hà...
Việc áp dụng KH-KT vào sản xuất góp phần tăng năng
suất, sản lượng và diện tích các loại rau màu, cây công nghiệp. Với giá trị thu
nhập gần 120 triệu đồng/năm/ha.
Bên cạnh đó, những năm gần đây, trên địa bàn huyện Lạc
Thủy từng bước phát triển cây dược liệu. Từ năm 2015, huyện triển khai dự án
khoa học công nghệ cấp quốc gia "Sản xuất thử nghiệm một số dược liệu theo
hướng dẫn GACP tại huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình” trên diện tích 70 ha với các
loại cây trồng chủ yếu: hà thủ ô đỏ, giảo cổ lam, đẳng sâm...
Theo kế hoạch đến năm 2020, huyện dự kiến ổn định diện
tích cấy lúa khoảng 3.200 ha, diện tích
trồng ngô trên 2.300 ha. Đặc biệt, huyện chú trọng phát triển cây ăn quả có múi,
na, nhãn chín muộn, tăng diện tích trồng cây ăn quả lên 1.200 ha, trong đó diện
tích cây trồng có múi 850 ha, nhãn 150 ha. Bên cạnh đó, huyện phấn đấu đến năm
2020, có hàng trăm ha chuyên canh sản xuất rau an toàn.
Đối với nhóm cây trồng công nghiệp và rau màu, huyện
sẽ tăng diện tích bí xanh, bí đỏ và rau, đậu các loại, chuyển đổi một số diện
tích lúa và cây trồng kém hiệu quả để quy hoạch các vùng sản xuất tập trung
chuyên canh. Đồng thời hỗ trợ giống, phân bón, thuốc BVTV, kỹ thuật để từng bước xây dựng các vùng
sản xuất rau an toàn, liên kết với các doanh nghiệp theo hướng doanh nghiệp
cung ứng giống, bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Người dân sản xuất đúng quy
trình kỹ thuật, được đăng ký cấp giấy chứng nhận đảm bảo VSATTP và tuân thủ hợp
đồng bán sản phẩm cho doanh nghiệp.
Đồng chí Hoàng Đình Chính, Phó phòng NN&PTNT huyện
Lạc Thủy cho biết: Để thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp,
góp phần triển KT- XH địa phương, năm 2018, huyện đặt ra nhiệm vụ trọng tâm. Cụ
thể: Thực hiện tốt việc cải tạo trên 1.000 ha vườn tạp chuyển sang trồng các
loại cây có giá trị kinh tế cao; hỗ trợ kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm,
đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, đặc biệt là bảo quản sau thu hoạch theo
hướng hiện đại nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị gia tăng
của sản phẩm; phát triển mạnh sản xuất lúa gạo chất lượng cao, chiếm khoảng 15-20%
tổng diện tích trồng lúa mỗi năm. Dự kiến, trong năm, huyện hỗ trợ nông dân
trên 820 triệu đồng cho việc tiêu thụ nông sản hàng hóa, đồng thời hỗ trợ phát
triển sản xuất hàng hóa với tổng kinh phí gần 4 tỷ đồng.
Thu Hằng
(HBĐT) - Đoàn công tác của Sở NN&PTNT vừa làm việc với UBND huyện Tân Lạc kiểm tra tiến độ, kết quả thực hiện các dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Từ lâu, cây mía được đánh giá là cây trồng chủ lực đem lại thu nhập khá cho người dân Cao Phong. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây tiêu thụ mía tím chậm, giá sụt giảm đã ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân. Có lẽ cũng như nhiều loại nông sản khác do trước đây mía tím được giá nên người dân mở rộng diện tích, dẫn đến thực trạng trên. Bài toán mất mùa được giá hay được mùa mất giá đối với cây mía chưa tìm được lời giải thỏa đáng.
(HBĐT) - Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh, tính đến hết tháng 2/2018, các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt tổng nguồn vốn hoạt động trên 20.900 tỷ đồng, tăng 668 tỷ đồng so với cuối năm 2017. Trong đó, vốn huy động trong các tổ chức kinh tế và dân cư đạt 13.817 tỷ đồng, tăng 3,5%, tương đương 468 tỷ đồng so với cuối năm 2017. Cụ thể, tiền gửi của các tổ chức kinh tế 2.388 tỷ đồng, giảm 440 tỷ đồng; tiền gửi trong dân cư 11.429 tỷ đồng, tăng 908 tỷ đồng.
(HBĐT) - Với mục tiêu giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống, ngày 7/8/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 102 về việc hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn. Chính sách này do Ban Dân tộc trực tiếp phối hợp với các ngành, địa phương triển khai thực hiện. Tuy nhiên, trái với mục tiêu ban đầu, tại một số xã vùng khó khăn của huyện Kim Bôi, với việc triển khai hỗ trợ muộn, hỗ trợ không phù hợp đã khiến nhiều hộ dân dở khóc, dở cười với con giống hỗ trợ của Nhà nước.
(HBĐT) - Xác định tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Lương Sơn đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, MTTQ và các đoàn thể tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền với các nội dung cụ thể, thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về việc đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, hướng dẫn người tiêu dùng lựa chọn, mua sắm hàng hóa tại các địa chỉ tin cậy.
(HBĐT) - Ngày 16/3, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã làm việc với UBND huyện Mai Châu kiểm tra tiến độ, kết quả thực hiện các dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trên địa bàn huyện.