(HBĐT) - Sau xây dựng và công bố nhãn hiệu tập thể đối với sản phẩm Cam Lạc Thủy vào tháng 10/2017, huyện Lạc Thủy đang tiến hành xây dựng nhãn hiệu chứng nhận gà Lạc Thủy nhằm khẳng định và phát triển thương hiệu các nông sản chủ yếu, đồng thời thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu ngành trồng trọt, chăn nuôi.


Theo đồng chí Hoàng Đình Chính, Phó trưởng Phòng NN & PTNT huyện, thực hiện Nghị quyết số 03 ngày 30/6/2016, UBND huyện Lạc Thủy đã ban hành Quyết định Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016 – 2020 với 11 chương trình ưu tiên. Cụ thể, có 3 chương trình thuộc lĩnh vực trồng trọt gồm: Phát triển vùng sản xuất trồng rau an toàn tập trung; phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, đặc biệt chú trọng trồng cây ăn quả có múi, cây nhãn chín muộn, cây na; phát triển sản xuất lúa gạo chất lượng cao. 4 chương trình thuộc lĩnh vực chăn nuôi gồm: Phát triển đàn gà Lạc Thủy; phát triển đàn dê Lạc Thủy; phát triển đàn ong lấy mật; phát triển chăn nuôi gia súc và một số vật nuôi khác. 2 chương trình thuộc lĩnh vực thủy sản gồm: Phát triển nuôi cá ao, hồ vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; phát triển nuôi thủy sản cá lồng trên sông, hồ, đập lớn. Đối với lâm nghiệp có đầu tư thâm canh trồng rừng, định hướng kinh doanh cây gỗ lớn và phát triển trồng rừng kết hợp trồng cây dược liệu dưới tán.

Cùng với những định hướng mang tính chiến lược bền vững, huyện đã đạt được kết quả bước đầu trong sản xuất nông nghiệp. Nổi bật trong số đó là trồng trọt với mục tiêu thực hiện tái cơ cấu ngành theo hướng phát triển sản xuất các sản phẩm chủ lực quy mô lớn, tập trung, nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ. Huyện đã tuyên truyền, vận động, hướng dẫn và tạo điều kiện, hỗ trợ nhân dân đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật góp phần tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích. Tái cơ cấu mạnh mẽ nhất trên nhóm cây ăn quả và sản phẩm chủ lực cây có múi. Đến nay, diện tích cam, bưởi toàn huyện đạt 996 ha, trong đó cam 668 ha, bưởi 273 ha, chanh 55 ha. Bước đầu hình thành nhiều mô hình cho hiệu quả kinh tế cao như trồng cam cho thu nhập từ 450 triệu đồng trở lên/ha, trồng bưởi Diễn thu nhập trên 250 triệu đồng/ha. Diện tích trồng cây hàng năm trên địa bàn với tổng diện tích 8.600 ha, sản lượng lương thực bình quân 31.000 tấn/năm, năng suất lúa bình quân 56tạ/ha, ngô 58 tạ/ha.


Mô hình liên kết trồng ớt xuất khẩu xã An Lạc (Lạc Thủy) là một trong những chuỗi giá trị thúc đẩy tái cơ cấu trồng trọt.

Trong lĩnh vực trồng trọt cũng có những chuyển đổi khá toàn diện với việc hình thành các chuỗi giá trị, vùng sản xuất rau an toàn như mô hình trồng rau tổng hợp tại các xã: Đồng Tâm, Lạc Long, Yên Bồng, Phú Lão; mô hình trồng ớt xuất khẩu tại xã An Lạc; mô hình trồng măng tây xanh tại xã Cố Nghĩa; mô hình trồng hành lá xuất khẩu tại xã Lạc Long. Theo thống kê từ năm 2016 đến nay, huyện đã duy trì khoảng 10 ha rau an toàn, triển khai 2 dự án liên kết sản xuất - tiêu thụ ớt, bí đỏ tập trung đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn 12 xã, thị trấn, trong đó diện tích trồng ớt xuất khẩu 44,5 ha, bí đỏ xuất khẩu 29 ha. Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau an toàn trên địa bàn nhiều khởi sắc. Điển hình là công ty TNHH MTV Hòa Bình GAP - thị trấn Thanh Hà triển khai trồng dưa chuột, dưa kim hoàng hậu trong nhà kính, có hợp đồng bao tiêu sản phẩm ổn định với các siêu thị của TP Hà Nội và có chứng nhận VietGAP; Công ty CP quốc tế Đại Dương với dự án trồng rau an toàn công nghệ cao trên địa bàn xã Phú Lão.

Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi của huyện đang từng bước chuyển đổi hình thức quảng canh, nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung an toàn theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp. Thay vì tốc độ tăng đầu đàn lợn, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ áp dụng phương thức dông dài hoặc chuyển chăn nuôi lợn đặc sản có giá trị cao, ổn định, đặc biệt là chăn nuôi đàn dê tăng khá giúp phát huy thế mạnh của địa phương. Một số hộ tiếp tục duy trì chăn nuôi các con đặc sản như lợn, nhím, hươu sao. Năm 2017, huyện đã tập trung xây dựng xong chuỗi giá trị sản xuất – tiêu thụ gà ri Lạc Thủy, dự kiến năm 2018 sẽ xây dựng và công bố thương hiệu gà Lạc Thủy.

Với những bước đi thích hợp trong thực hiện tái cơ cấu, ngành nông nghiệp của huyện Lạc Thủy phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Giải pháp ưu tiên tái cơ cấu trong trồng trọt đã lựa chọn cải tạo vườn tạp, phát triển cây ăn quả có múi để hình thành vùng kinh tế hàng hóa giá trị, khai thác có hiệu quảtiềm năng đất đai, nguồn lao động nông thôn. Trong chăn nuôi, hình thành nhiều trang trại tập trung, đảm bảo an toàn thực phẩm, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu, tạo việc làm, tăng thu nhập kinh tế hộ.


Bùi Minh

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục