(HBĐT) - Ngày 16/4, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ GTVT và 1 số bộ ngành liên quan đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về Logistics - các giải pháp giảm chi phí kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông. Dự hội nghị tại đầu cầu Hòa Bình có đồng chí Nguyễn Văn Quang, chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó chủ tịch UBND tỉnh.


Các đồng chí lãnh đạo tỉnh ta tham dự hội nghị trực tuyến toàn quốc về Logistics - các giải pháp giảm chi phí kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông.

Dịch vụ logistics VN phát triển trên cơ sở dịch vụ giao nhận vận tải từ những năm 1986. Ngày nay, Logistic được xem như là một phương thức kinh doanh mới, đem lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. 

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chỉ số hiệu quả dịch vụ logistics năm 2016 của Việt Nam đứng thứ 64/160 nước. Tốc độ phát triển bình quân hàng năm của ngành logistics Việt Nam khoảng 14-16%. Tuy nhiên,chi phí logistics của VN còn ở mức cao, tương đương 20,9 % so với GDP, trong đó chi phí vận tải chiếm khoảng 59%. 

Do vậy, việc cắt giảm chi phí logistics nói chung và chi phí vận tải nói riêng là một nhiệm vụ cấp thiết, có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển kinh tế của đất nước. Báo cáo của Bộ GTVT nêu rõ, năm 2017, vận tải đường bộ có giá thành cao nhưng chiếm tới 77,2% thị phần vận tải, trong khi các phương thức vận tải khối lượng lớn, giá thành thấp như đường thủy nội địa, đường biển chỉ chiếm hơn 17% và 5,22%. 

Cá biệt vận tải đường sắt chỉ chiếm 0,42%, đường hàng không chỉ chiếm 0,02%. Theo đó, Bộ GTVT đưa ra giải pháp tái cơ cấu thị trường vận tải nội địa theo hướng giảm thị phần vận tải bằng đường bộ, tăng thị phần vận tải bằng đường sắt và đường thủy nội địa. Trên các hành lang vận tải chính: thị phần vận tải hàng hóa liên tỉnh đường bộ đến năm 2020 khoảng 54,4%; đường sắt 4,3%; đường thủy nội địa 32,4%.

Hội nghị đã thảo luận và đưa ra các giải pháp chính nhằm giảm chi phí logistics, như: cần có các giải pháp đồng bộ đầu tư hệ thống giao thông phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH; trong việc phát triển đồng bộ hệ thống giao thông cần ưu tiên cho hệ thống đường thủy nội địa, đặc biệt ở khu vực ĐBSCL; quan tâm đầu tư một số cảng nước sâu; nâng cấp các tuyến luồng để đón tàu siêu lớn nhằm khai thác tối đa hệ thống hạ tầng hiện có. Song song với đó, Bộ GTVT cùng các bộ, ngành tiếp tục triển khai chủ trương kiểm soát chặt chẽ tải trọng phương tiện để bảo đảm bình đẳng giữa các phương thức vận tải; tiếp tục rà soát các thủ tục hành chính và các thủ tục kiểm tra chuyên ngành...

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết hội nghị lần này là một trong khoảng 15 chuyên đề nhằm tập trung giải quyết một số vấn đề trọng yếu trong năm 2018, gồm 4 nội dung lớn: nâng cao năng lực cạnh tranh; giảm chi phí; tháo gỡ khó khăn cho sản xuất và dịch vụ. Từ đó, thúc đẩy tăng trưởng bền vững và tạo ra môi trường kinh doanh tốt hơn. 

Qua ý kiến thảo luận tại hội nghị, Chính phủ nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, để có giải pháp tháo gỡ những bất cập, hỗ trợ các doanh nghiệp SX-KD thuận lợi, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ logistics. Đồng thời bàn các giải pháp giảm chi phí dịch vụ logistics, kết nối có hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông trong lĩnh vực giao thông vận tải. 

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Sở GTVT, Sở Công Thương và các Bộ, ngành liên quan phải có giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả dịch vụ logistics; tiếp thu các ý kiến của các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, triển khai cắt giảm thêm các thủ tục hành chính, khắc phục các tồn tại, thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ của từng ngành.

     

               H.T


Các tin khác


Diêm dân Ninh Thuận trúng vụ muối đầu năm

Hằng năm vào mùa hạn, tỉnh Ninh Thuận luôn quay quắt ứng phó với tình trạng khan hiếm nước sản xuất, chăn nuôi tại những vùng cao, nhưng thiên nhiên cũng bù đắp lại giữa nắng hạn gay gắt, diêm dân nơi đây đang tất bật với việc thu hoạch muối. Trong quý I/2018, diêm dân vừa trúng mùa, lại được giá nên rất phấn khởi.

Giám sát tình hình thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012

(HBĐT) - Ngày 12/4, Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh) đã có buổi giám sát về tình hình thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012 và các văn bản có liên quan trên địa bàn tỉnh. Cùng tham gia đoàn giám sát có đại diện các Ban của HĐND tỉnh, UB MTTQ tỉnh, các sở, ban, ngành trong hữu quan. Đồng chí Hoàng Văn Đức, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách điều hành cuộc giám sát. 

Bưởi đỏ Tân Lạc thêm tự hào với chất lượng VietGAP

(HBĐT) - Từ bấy lâu nay, bưởi đỏ Tân Lạc đã nức tiếng gần xa bởi chất lượng tuyệt vời. Tự hào với sản vật tiêu biểu của quê hương, chính quyền và nông dân huyện Tân Lạc đã chung tay đăng ký bảo hộ thành công Nhãn hiệu tập thể "Bưởi đỏ Tân Lạc” từ cuối tháng 11/2017. Không dừng lại ở đó, họ đang tiếp tục nâng tầm thương hiệu bằng cách mở rộng diện tích trồng bưởi theo quy trình "thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam”, để rồi càng thêm tự hào hơn khi cho ra đời những quả bưởi đỏ Tân Lạc mang chất lượng VietGAP và tự tin đóng góp vào chuỗi cung ứng thực phẩm sạch của tỉnh Hòa Bình.

Tăng cường quản lý hoạt động liên quan tới Bitcoin, các loại tiền ảo

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Chỉ thị 10/CT-TTg yêu cầu tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác.

Đầu tư Dự án nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng

(HBĐT) - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định số 389/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng.

Bước đầu thành công với trồng cây sachi

(HBĐT) - Dự án trồng cây sachi tại huyện Kỳ Sơn được triển khai tại 4 xã: Hợp Thành, Yên Quang, Mông Hóa, Phúc Tiến với tổng diện tích 5 ha. Đây là loại cây lần đầu tiên được huyện đưa vào trồng. Dù mới thử nghiệm nhưng cây sachi được bà con đánh giá phù hợp với khí hậu, đất đai vùng đồi núi nên cây sinh trưởng, phát triển tốt và đang cho thu hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục