(HBĐT) - Ngày 20/4, tại UBND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh đã giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài giai đoạn 2011 -2016 trên địa bàn. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì cuộc giám sát. Dự cuộc giám sát có đại diện Thường trực và Ban Kinh tế- Ngân sách (HĐND tỉnh), Ủy ban MTTQ tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh và một số sở, ngành hữu quan.

 



Toàn cảnh buổi làm việc



Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thị sát kiểm tra tiến độ thi công Dự án mở rộng Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.

 

Trong giai đoạn 2011-2016, tỉnh ta đã tiếp nhận và triển khai thực hiện 34 chương trình/dự án, trong đó có 18 dự án ODA do các bộ, ngành là cơ quan chủ quản và 16 dự án do UBND tỉnh là cơ quan chủ quản. Tổng mức đầu tư các dự án là trên 6.100 tỷ đồng, trong đó vốn ODA là 4.950.338 triệu đồng, vốn đối ứng là 1.208.121 triệu đồng. Lũy kế giải ngân của các dự án trong giai đoạn này là trên 1.900 tỷ đồng, trong đó vốn ODA đã giải ngân là 1.687.039 triệu đồng, vốn đối ứng là 299.198 triệu đồng. Cũng trong giai đoạn này, tỉnh Hòa Bình vay lại 6 dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, với tổng số vốn vay lại là 418,437 tỷ đồng, lãi suất cho vay lại khoảng 1-2%/ năm, thời gian cho vay lại từ 20-25 năm. Nguồn vốn ODA chủ yếu được sử dụng xây dựng các công trình đường giao thôn nông thôn miền núi, trường lớp học, trạm y tế, nhà văn hóa, hệ thống kênh mương, công trình nước sạch. Nhờ đó đã góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, ổn định an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tại hội nghị các đại biểu thuộc các sở, ngành, BQL dự án cũng đã nêu rõ những tồn tại, hạn chế, khó khăn, bất cập trong quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA ở lĩnh vực, địa bàn mình.

 

Tại buổi giám sát, UBND tỉnh đã đề xuât, kiến nghi: chính phủ giao Bộ Kế hoạch & Đầu tư khẩn trương hoàn theienj dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi, bổ sung về quy trình riêng áp dụng đối với các dự án ODA và vốn vay ưu đãi. Đề nghị với Quốc hội xem xét tăng giới hạn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. sớm hoàn thiện và ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công và một số kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng vốn vay nước ngoài…

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã ghi nhận sự chủ động, nghiêm túc trong thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài giai đoạn 2011 - 2016. Trong thời gian tới, đề nghị các sở, ngành, địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc sử dụng vốn ODA; nâng cao năng lực quản lý dự án, đặc biệt là dự án ODA; chấp hành tốt quy định pháp luật của Việt Nam và của nhà tài trợ trong quản lý, sử dụng vốn ODA; tuyên truyền để người dân hiểu rõ và nâng cao ý thức, trách nhiệm trong giám sát thi công và sử dụng các công trình từ vốn ODA. UBND tỉnh tiếp tục rà soát kế hoạch đầu tư công trung hạn để bố trí vốn cho hiệu quả. Kịp thời xử lý những vướng mắc liên quan để triển khai, thực hiện tốt các dự án ở địa phương. Những kiến nghị, đề xuất sẽ được tập hợp đầy đủ để chuyển tải tới quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành hữu quan trong thời gian tới.

 


Thúy Hằng

 


Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục