Những năm qua, Hội CCB huyện Cao Phong thực hiện hiệu quả công tác ủy thác cho vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế. Từ nguồn vốn vay ưu đãi này, nhiều hội viên CCB có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh vươn lên thoát nghèo.

 


Cựu chiến binh Bùi Van Chinh (trái) xã Tây Phong (Cao Phong) phát triển mô hình trồng cây có múi cho thu nhập cao.

 

Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch Hội CCB huyện Cao Phong cho biết: Hội CCB huyện hiện có 17 cơ sở hội (13 hội xã, thị trấn, 4 hội đơn vị khối) với 2.661 hội viên. Ngay từ khi có chủ trương và ký với NHCSXH ủy thác cho vay, Hội đã lập kế hoạch hội cơ sở tuyên truyền, vận động và thành lập tổ tiết kiệm vay vốn ở KDC; phối hợp với NHCSXH tổ chức tập huấn cho hội cơ sở, tổ tiết kiệm và vay vốn. Đây là việc làm thiết thực, hiệu quả, hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Tổng dư nợ vốn vay thông qua Hội đến hết tháng 3/2018 đạt trên 62.160 triệu đồng với 50 tổ vay vốn, gần 2.000 lượt hộ vay. Để vốn vay ủy thác sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, đảm bảo không thất thoát, lãng phí, Hội CCB huyện thường xuyên phối hợp với NHCSXH chỉ đạo cán bộ các cấp Hội quản lý chặt chẽ số hộ, đối tượng vay vốn và mục đích sử dụng nguồn vốn vay. Việc cho vay ủy thác từ tổ chức Hội đã đáp ứng một phần nhu cầu về vốn của nhiều hội viên đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống gia đình. Hầu hết hội viên được vay vốn ủy thác đều xây dựng mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện địa phương, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng với các loại cây chủ lực như cam, mía. Ngoài đầu tư vào trồng trọt, một số hội viên đầu tư chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể như: CCB Bùi Văn Miêng (thương binh 2/4) xã Xuân Phong, vay vốn phát triển kinh tế từ vườn, thu nhập 100 triệu đồng/năm; CCB Bùi Minh Hiện, xã Xuân Phong vay vốn phát triển chăn nuôi bò, dê cho thu nhập 200 triệu đồng/năm; CCB Bùi Văn Tiến, xóm Trẹo Ngoài, xã Nam Phong thu nhập 250 triệu đồng/năm và CCB Bùi Văn Tới, xã Nam Phong phát triển trồng trọt kết hợp với kinh doanh cho thu nhập từ 400 -500 triệu đồng/năm…

Cùng với đó, các mô hình kinh tế do hội viên CCB quản lý, làm chủ có hiệu quả. Trong 5 năm (2012 - 2017), hội viên CCB huyện duy trì và phát triển gần 100 mô hình kinh tế thu nhập từ 1 tỉ đồng trở lên/năm; có 1.225 hội viên là chủ trang trại, gia trại…

Với các hoạt động vay vốn phát triển kinh tế của hội viên Hội CCB vừa giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống gia đình, vừa góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế tại địa phương, tăng tỷ trọng sản xuất ngành nông nghiệp. Tỷ lệ hộ hội viên nghèo hàng năm đều giảm; tỷ lệ hộ khá, giàu tăng từ 15% (năm 2002) lên 41% (năm 2017).

ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch Hội CCB huyện Cao Phong cho biết thêm: Từ khi Hội CCB ký chương trình uỷ thác tín dụng với NHCSXH, Hội đã giúp kênh tín dụng ưu đãi đến đúng đối tượng được vay vốn đảm bảo an toàn, tiết kiệm, giúp các hộ nghèo tạo thói quen tiết kiệm và trách nhiệm với cộng đồng. Đối với chương trình vay vốn hộ nghèo và các đối tượng chính sách đã giúp nhiều hộ CCB được vay vốn tín dụng ưu đãi để thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Từ chương trình cho vay ưu đãi đã giúp hàng trăm hộ CCB vươn lên thoát nghèo; HS-SV là con CCB được hỗ trợ học tập; nhiều người được giải quyết việc làm ổn định; đầu tư nguồn nước sạch đảm bảo vệ sinh, nhà ở được cải thiện…

H.D

 

 



Các tin khác


Phụ nữ Cao Phong giúp nhau phát triển kinh tế

(HBĐT) - Với những hoạt động cụ thể, thiết thực và sự chủ động của Hội LHPN huyện Cao Phong trong phong trào giúp hội viên phát triển kinh tế đã làm thay đổi tư duy, cách làm của hội viên trong sản xuất - kinh doanh. Nhiều hội viên đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần vào công cuộc giảm nghèo và giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

Phấn đấu tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,3% tổng dư nợ

(HBĐT) - Ngày 17/4, Ban đại diện HĐQT NHCSXH TPHB tổ chức hội nghị đánh giá tình hình hoạt động quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II năm 2018.

Không chủ quan với bệnh đạo ôn hại lúa vụ xuân

(HBĐT)-Mấy ngày vừa qua, tiết trời âm u, có lúc có mưa phùn kèm theo sương mù vào sáng sớm khiến ruộng lúa nhà chị Đinh Thị Hảo (phường Thịnh Lang, TP Hòa Bình) phát sinh bệnh đạo ôn mặc dù trước đó, chị Hảo đã bón đủ phân N-P-K cho cả ruộng để cây lúa có thêm sức đề kháng.

Huyện Kỳ Sơn: Huy động vốn ngân hàng đạt trên 490 tỉ đồng

(HBĐT) - Trong quý I, các ngân hàng trên địa bàn huyện Kỳ Sơn tích cực huy động các nguồn vốn, mở rộng tín dụng theo hướng đáp ứng có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế ở địa phương, chú trọng đầu tư cho vay các ngành nghề truyền thống, kinh doanh, dịch vụ, xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động.

Hòa Bình chú trọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Những năm gần đây, cơ cấu cây trồng của tỉnh Hòa Bình từng bước được chuyển đổi theo hướng tập trung đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị đất sản xuất. Tuy nhiên, diện tích cây trồng được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ còn rất khiêm tốn, chủ yếu trên nhóm cây ăn quả có múi và rau ăn lá.

Trực tuyến về Logistics và các giải pháp giảm chi phí kết nối hiệu quả hạ tầng giao thông.

(HBĐT) - Ngày 16/4, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ GTVT và 1 số bộ ngành liên quan đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về Logistics - các giải pháp giảm chi phí kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông. Dự hội nghị tại đầu cầu Hòa Bình có đồng chí Nguyễn Văn Quang, chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó chủ tịch UBND tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục