(HBĐT) - Là nông dân điển hình làm kinh tế giỏi của địa phương, anh Lý Văn Điểm ở xóm Ngọc Hạ, xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) sở hữu mô hình kinh tế tổng hợp cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Vốn là người ham tìm tòi, học hỏi, được sự tư vấn của cán bộ khuyến nông - khuyến lâm, anh chủ động tìm hiểu và quyết định chọn trồng cây sachi để phát triển kinh tế gia đình và để thỏa mãn niềm đam mê với nông nghiệp.


Mô hình trồng cây sachi của gia đình anh Lý Văn Điểm ở xóm Ngọc Hạ, xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đưa chúng tôi tới thăm vườn, chỉ tay về phía những giàn cây sachi xanh rì, anh Điểm chia sẻ: Qua tìm hiểu từ mạng internet, sách, báo và những lần đi thăm quan các mô hình trong và ngoài tỉnh, nhận thấy sachi là loại cây có giá trị kinh tế cao, chỉ đầu tư trồng 1 lần nhưng cho thu hoạch nhiều năm. Nếu áp dụng KH-KT trồng và chăm sóc đúng cách, cây phát triển tốt, không bị sâu bệnh, chắc chắn hiệu quả kinh tế sẽ cao. Sau khi được tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, tháng 4/2017, anh mạnh dạn tham gia mô hình trồng cây sachi do Công ty CP Inca Việt Nam làm chủ đầu tư. Anh bắt tay vào cải tạo, chuyển đổi 1 ha đất vườn và đất trồng mía kém hiệu quả sang trồng 2.000 cây sachi.

Sachi là loại cây nhiều công dụng, có thể tận dụng hầu hết các bộ phận của cây để chế biến thực phẩm, mỹ phẩm và cả dược phẩm. Là người đầu tiên ở địa phương mạo hiểm chọn giống cây mới để phát triển kinh tế, cũng có lúc anh lo lắng về hiệu quả và chất lượng của cây. Thế nhưng, cây hợp đất, hợp khí hậu miền đồi núi, vườn sachi cứ thế lớn dần, cây nào cũng vươn cành, đâm chồi, lá mạnh mẽ. Sau hơn nửa năm đã cho thu hoạch lá và bắt đầu bói quả. Sản phẩm sau khi thu hoạch được công ty bao tiêu. Đến nay, gia đình anh Điểm đã thu hoạch được 3 đợt lá cây bán cho công ty với giá 10.000 đồng/kg lá tươi và 40.000 đồng/kg lá khô. Vì cây mới trồng, quả chỉ thu bói nên anh thu được 20 kg quả trong đợt thu hoạch đầu tiên, giá 30.000 đồng/kg quả khô và 50.000 đồng/kg hạt. "Sachi là cây cho thu hoạch quanh năm, sản lượng thu hoạch tăng theo từng năm, giá thành được công ty bao tiêu ổn định. Chỉ mới năm đầu tiên, gia đình tôi đã thu về trên chục triệu đồng. Cứ đà này chẳng mấy mà thu lại vốn đầu tư, vài năm là có lãi”- anh Điểm nhận định.

Với những ưu điểm dễ trồng, dễ chăm sóc, đầu tư 1 lần và cho thu hoạch tới 20 năm, đem lại hiệu quả kinh tế cao, sau 1 năm trồng anh cho rằng, cây sachi có tiềm năng phát triển kinh tế, phù hợp làm cây chủ lực để xóa đói, giảm nghèo. Anh dự định, những năm tới sẽ mở rộng diện tích trồng sachi lên 3 ha, vừa tăng sản lượng, nâng cao thu nhập, vừa góp phần tạo việc làm cho bà con cải thiện thu nhập. Đồng thời, anh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ trong vùng muốn chuyển đổi loại cây trồng để phát triển kinh tế gia đình.

Thu Hằng

 

 

 

 

 

 



Các tin khác


Huyện Kỳ Sơn: Giá trị sản xuất CN - TTCN đạt 148 tỷ đồng

(HBĐT) - Những tháng đầu năm, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Kỳ Sơn tiếp tục được đẩy mạnh, tập trung sản xuất chủ yếu các mặt hàng truyền thống như sản xuất vật liệu xây dựng, chổi chít, may mặc, gia công cơ khí, chế biến nông, lâm sản.

Phụ nữ Cao Phong giúp nhau phát triển kinh tế

(HBĐT) - Với những hoạt động cụ thể, thiết thực và sự chủ động của Hội LHPN huyện Cao Phong trong phong trào giúp hội viên phát triển kinh tế đã làm thay đổi tư duy, cách làm của hội viên trong sản xuất - kinh doanh. Nhiều hội viên đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần vào công cuộc giảm nghèo và giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

Phấn đấu tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,3% tổng dư nợ

(HBĐT) - Ngày 17/4, Ban đại diện HĐQT NHCSXH TPHB tổ chức hội nghị đánh giá tình hình hoạt động quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II năm 2018.

Không chủ quan với bệnh đạo ôn hại lúa vụ xuân

(HBĐT)-Mấy ngày vừa qua, tiết trời âm u, có lúc có mưa phùn kèm theo sương mù vào sáng sớm khiến ruộng lúa nhà chị Đinh Thị Hảo (phường Thịnh Lang, TP Hòa Bình) phát sinh bệnh đạo ôn mặc dù trước đó, chị Hảo đã bón đủ phân N-P-K cho cả ruộng để cây lúa có thêm sức đề kháng.

Huyện Kỳ Sơn: Huy động vốn ngân hàng đạt trên 490 tỉ đồng

(HBĐT) - Trong quý I, các ngân hàng trên địa bàn huyện Kỳ Sơn tích cực huy động các nguồn vốn, mở rộng tín dụng theo hướng đáp ứng có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế ở địa phương, chú trọng đầu tư cho vay các ngành nghề truyền thống, kinh doanh, dịch vụ, xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động.

Hòa Bình chú trọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Những năm gần đây, cơ cấu cây trồng của tỉnh Hòa Bình từng bước được chuyển đổi theo hướng tập trung đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị đất sản xuất. Tuy nhiên, diện tích cây trồng được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ còn rất khiêm tốn, chủ yếu trên nhóm cây ăn quả có múi và rau ăn lá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục